Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết Tập đọc

Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng, đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5.
Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - Lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng, bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo, các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em, mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt, bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường Tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là ý do khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc.
Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy tập đọc ở lớp 1. Đặc biệt là rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản, mà còn phải đọc đúng văn bản được đọc.Với lòng ham thích và mong muốn được tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm từ thực tế nhà trường nên tôi đã chọn vấn đề “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để góp phần giáo dục nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục chung của huyện nhà.
pdf 13 trang Phi Hiệp 23/03/2024 1340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết Tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết Tập đọc
học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực
giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường
phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên.
Nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5.
Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - Lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em
thật vô cùng quan trọng, bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp
tiếp theo, các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt.
Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần
từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với
các em, mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học
sinh yêu tiếng Việt, bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự
giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung.
Thế nhưng hiện nay, ở trường Tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt
ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh
của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là ý do khiến cho trong nhiều trường
hợp, học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc.
Cũng như nhiều giáo viên lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy
tập đọc ở lớp 1. Đặc biệt là rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được
văn bản, mà còn phải đọc đúng văn bản được đọc.Với lòng ham thích và mong
muốn được tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm từ thực tế nhà trường nên tôi đã
chọn vấn đề “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các
tiết tập đọc” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để góp phần giáo dục nhỏ bé
vào sự nghiệp giáo dục chung của huyện nhà.
2. Mục đích của đề tài.
3Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong
từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơi trong văn bản thơ,
cũng như văn bản văn xuôi của học sinh Tiểu học Quảng Châu huyện Quảng
Xương nói riêng. Từ đó đề xuất một số...c Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc
biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát
triển cho kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc đúng” nói riêng. Một kĩ năng quan
trọng hàng đầu của bậc Tiểu học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là
phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người.
Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ
thuật ngôn từ.
Tập đọc, đặc biệt là đọc đúng giúp các em học được cách nói, cách
viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào
việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ
Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác, bởi đọc
đúng được chính xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm
Toán đúng, viết đúng và nói đúng, ...
Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, đọc đúng
góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 1 là những bài văn, bài
thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài. Chính vì thế mà các
em có vốn văn học dân tộc.
Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo
viên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm., học sinh giữ vai
trò chủ đạo trong quá trình học tập. Tự tìm tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến
thức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng
như vậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình
huống phong phú cho học sinh.
Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 1 đã được chọn lọc
kĩ càng. Được sắp xếp theo từng chủ đề, nội dung các bài tập đọc cung cấp, bồi
dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao đông, yêu
người thân, ... ở xung quanh các em.
52. Những vấn đề về thực trạng
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học và trao đổi với đồng nghiệp
tôi đã có những nhận xét chung về thực trạng dạy học như sau:
2.1. ...không phải suy nghĩ
như môn toán mà chỉ cần đọc trôi chảy, lưu loát là được. Các em cũng chưa để ý
đến việc đọc của mình như thế nào. Một số ít học sinh phát âm sai do thói quen
đã có từ trước hoặc do tiếng địa phương. Khi đọc các em còn hay mắc lỗi ngắt
giọng, các em còn ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt giọng
sinh lý). Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng phần lớn các
em chỉ biết bắt chước cô một cách tự nhiên.
3. Một số biện pháp cơ bản để luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1
trong các tiết tập đọc
Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của việc dạy đọc là
nhận thấy nếu dạy như đại trà hiện nay thì chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
dạy đọc ở tiểu học. Do vậy để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu
điểm hiện có ở thực tế. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hướng dẫn
học sinh rèn đọc đúng để nâng cao hiệu quả của giờ tập đọc ở lớp 1 nói riêng và
ở tiểu học nói chung. Đó là:
3.1. Đọc mẫu:
- Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng đọc
của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng rõ ràng, trôi chảy và
diễn cảm. Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo cho học sinh tâm lý nghe đọc,
hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở
6vị trí bao quát lớp, không đi lại, cầm sách mở rộng, thỉnh thoảng mắt phải dừng
sách nhìn lên học sinh nhưng không để bài đọc bị gián đoạn.
- Đối với học sinh lớp 1 giai đoạn đầu (khoảng 2 3 bài đầu) giáo viên
chép bài đọc lên bảng rồi học sinh theo dõi cô đọc ở trên bảng, nhưng ở giai
đoạn sau giáo viên nêu yêu cầu học sinh theo dõi bài ở sách giáo khoa để tạo
cho các em có thói quen làm việc với sách.
3.2. Hướng dẫn đọc
Sách giáo khoa tập đọc lớp 1 chủ yếu có 2 dạng bài:
- Dạng thơ, chủ yếu là thể thơ 4 – 5 tiếng
- Dạng văn xuôi
Cụ thể là trong 42 bài đọc thì có:
- 23 bài dạng văn xuôi
- 19 bài dạng thơ
Việc hướng dẫn đọc đúng được thể hiện trong tiết 1.
3.2.1. Luyện đọc từ ng

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_doc_dung_cho_ho.pdf