Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Vật lí Lớp 9 - Từ ngày 24/02/2020 đến 29/02/2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

1/ Điện năng- công của dòng điện
- Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể thay đổi
nhiệt năng của một vật. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng.
- Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, cơ
năng, năng lượng ánh sáng...
- Số đo phần điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác trong một mạch
điện gọi là công của dòng điện sản ra trong mạch điện đó.
- Công thức: A = P.t = UI t Trong đó : P là công suất; t là thời gian dòng điện chạy
qua đoạn mạch; A là công của dòng điện sản ra trong thời gian t.
- Ngoài đơn vị (J) công của dòng điện còn dùng ( Wh, kWh )
1 kWh = 1 000Wh = 3 600 000 J
Trong thực tế để đo lượng điện năng tiêu thụ, ta dùng công tơ điện. Mỗi số đếm trên
công tơ cho biết lượng điện năng đã sử dụng là 1kWh. 
pdf 3 trang cogiang 21/04/2023 660
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Vật lí Lớp 9 - Từ ngày 24/02/2020 đến 29/02/2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Vật lí Lớp 9 - Từ ngày 24/02/2020 đến 29/02/2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Vật lí Lớp 9 - Từ ngày 24/02/2020 đến 29/02/2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
Định luật Jun-len-xơ.
- Định luật: Nhiệt lượng toả ra trong dây dẫn tỷ lệ thuận với bình phương cường độ
dòng điện, tỷ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
Công thức: Q = I2Rt (J) 
 Q = 0,24 I2Rt (calo)
 Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra đo bằng Jun (J); t là thời gian dòng điện chạy qua (s) ; R
là điện trở dây dẫn ( ); I là cường độ dòng điện (A).
3/ Quy tắc nắm bàn tay phải và quy tắc bàn tay trái.
*Quy tắc nắm bàn tay phải: Nắm bàn tay, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo
chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay
cái choãi ta chỉ chiều của đường sức từ trong các lòng
ống dây. 
Dùng quy tắc nắm bàn tay phải giúp ta có thể xác định
được chiều của đường sức từ trong lòng ống dây hoặc
chiều của dòng điện trong các vòng dây khi biết yếu tố
kia.
*Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các
đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến
ngón ta giữa theo chiều dòng điện thì ngón tay choãi ra 90o
chỉ chiều của lực điện từ. 
Quy tắc bàn tay trái sử dụng để xác định một trong 3 yếu tố
khi biết hai yếu tố còn lại đó là:
+ Chiều của lực điện từ. 
+ Chiều của dòng điện trong dây dẫn.
+ Chiều của đường sức từ.
 1 
II. HỆ THỐNG CÔNG THỨC:
 1/ Công của dòng điện: A = P.t = U.I.t = I2.R.t = 
R
U 2 .t 
2/ Định luật Jun- Len-Xơ: Q = I2Rt (J) 
 Q = 0,24 I2Rt (calo)
- Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào khi nóng lên: Q = m.c.(t2 – t1) với m, c. t1, t2 lần
lượt là khối lượng, nhiệt dung riêng, nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ lúc sau của vật.
- Khối lượng của vật: m = D.V trong đó: D là khối lượng riêng của vật và V là thể tích của
vật. 
- Hiệu suất bằng năng lượng có ích chia năng lượng toàn phần nhân 100%
 .100% .100%i i
tp
A QH
Atp Q
- Tính tiền điện: tiền = A(kWh).giá tiền
3/ Quy tắc nắm bàn tay trái: Cho biết kí hiệu  chỉ phương vuông góc với mặt phẳng
trang giấy và có chiều đi từ phía trước ra phía sau, kí hiệu  chỉ phương vuông góc với mặt
phẳng trang giấy và có chiều từ phía sau r...độ 20oC, biết nhiệt dung riêng của
nước là 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 và nhiệt lượng bị hao phí là
rất nhỏ.
b) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bình trên trong 30 ngày, biết rằng thời gian sử
dụng trung bình mỗi ngày là 1 giờ, và giá tiền điện là 1500đ/kW.h
 2 
Dạng 3: Bài tập quy tắc nắm bàn tay phải
Bài 5: Trong giờ thực hành về từ trường, các bạn học sinh làm
một thí nghiệm được mô tả như hình dưới. Khi đóng khóa K
thì kim nam châm sẽ như thế nào? Vì sao? Hình 1
Bài 6: Trong giờ thực hành vật lí, cô giáo đã làm một
thí nghiệm hình 2 để xác định cực của kim nam châm.
Thí nghiệm được mô tả như hình 2. Khi đóng công tắc
K thì cực X của kim nam châm bị hút lại gần đầu B
của ống dây. Hai cực X, Y là cực gì? Vì sao?
Dạng 4: Bài tập quy tắc bàn tay trái
Bài 7 : Áp dụng quy tắc bàn tay trái, xác định chiều dòng
điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình 3
Bài 8: Xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện, chiều đường sức từ và tên từ
cực trong các trường hợp được biểu diễn trên hình 4. Cho biết kí hiệu (+) chỉ dòng điện có
phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và chiều đi từ phía trước ra phía sau, kí hiệu
(•) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phía sau
ra phía trước.
..Hết
 3 
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4

File đính kèm:

  • pdfnoi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_vat_l.pdf