Nội dung bài học Tuần 23 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ

TÓM TẮT LÍ THUYẾT VỀ THẤU KÍNH HỘI TỤ

1. Đặc điểm của thấu kính hội tụ

- Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa.

doc 8 trang cogiang 15/04/2023 1580
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung bài học Tuần 23 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung bài học Tuần 23 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Nội dung bài học Tuần 23 môn Vật lí Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ
.
    + Tia tới qua tiêu điểm vật F cho tia ló song song với trục chính.
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT ẢNH TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ
1. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. 
-Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật. 
Chú ý 
+ Ảnh ảo không hiện được trên màn nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt khi mắt đặt sau thấu kính để nhận chùm tia ló.
  + Ảnh thật có thể hiện rõ trên màn hoặc được nhìn thấy bằng mắt khi mắt đặt sau điểm hội tụ của chùm tia ló.
2. Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
    a) Cách dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ
- Từ S ta dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính.
- Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S’ của S, nếu hai tia ló không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau, thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S qua thấu kính.
b) Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụarrow_forward_iosĐọc tiếp
    Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
    Chú ý: Khi dựng ảnh, ảnh ảo và đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng nét đứt
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách xác định vị trí của ảnh khi biết vị trí của vật và tiêu cự hay xác định vị trí của vật khi biết vị trí của ảnh và tiêu cự hay xác định tiêu cự khi biết vị trí của ảnh và vị trí của vật.
    Vẽ ảnh của một vật theo phương pháp nêu trên. Sử dụng tam giác đồng dạng để suy ra đại lượng cần xác định.
2. Xác định độ cao của vật hay của ảnh
    Áp dụng tam giác đồng dạng.
TUẦN 23 TIÊT 45 Bài tập lý 9 ảnh tạo bởi kính hội tụ
42-43.4(SBT, trang 88)
Hình 42-43.4 cho biết Δ là t... phần giữa.
d. Một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ.
4. cho ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.
e. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ
5. cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng đúng bằng tiêu cự.
Đáp án:
42-43.7 (SBT trang 89)
Thấu kính hội tụ có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây?
A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
C. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
Đáp án:
42-43.8 (SBT trang 89)
Chỉ ra câu sai. Chiếu một chum tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ:
A. loe rộng dần ra.
B. thu nhỏ dần lại.
C. bị thắt lại.
D. gặp nhau tại một điểm.
Đáp án:
42-43.9 (SBT trang 89)
Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ qua tiêu điểm nếu:
A. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
C. tia tới song song với trục chính.
D. tia tới bất kì.
Đáp án:
42-43.10 (SBT trang 89)
Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:
A. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
C. tia tới song song với trục chính.
D. tia tới bất kì.
Đáp án:
42-43.11 (SBT trang 90)
Chỉ ra câu sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.
A. Ta có thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hoặc nhỏ hơn cây nến.
C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.
Đáp án:
42-43.12 (SBT trang 90)
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Thấu kính là một khối thủy tinh có hai mặt cầu hoặc
1. mọi

File đính kèm:

  • docnoi_dung_bai_hoc_tuan_23_mon_vat_li_lop_9_truong_thcs_nguyen.doc