Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 15 (Sách Cánh Diều)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

* Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nhận biết vần ươn, ươt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ương, ươt.

- Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần ươn, ươt.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Lướt ván.

- Viết đúng: ươn, ươt, lươn, lướt (trên bảng con).

* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

- Từ thiện cảm với 3 con vật, bước đầu hình thành tình cảm thân thiện với thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.

- Tranh, ảnh, mẫu vật.

- VBT Tiếng Việt 1, tập một.

- Bảng cài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

docx 25 trang Phi Hiệp 26/03/2024 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 15 (Sách Cánh Diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 15 (Sách Cánh Diều)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 15 (Sách Cánh Diều)
/ Đánh vần đọc trơn: 
ươ - nờ - ươn / ươn
- Chỉ, cho HS nói: lươn. / Phân tích tiếng lươn. / Đánh vần đọc trơn: l - ươn - lươn / lươn.
 2.2. Dạy vần ươt (như vần ươn).
- Đánh vần đọc trơn: ươ - tờ - ươt / lờ - ươt - lướt - sắc – lướt / lướt.
2.3. Củng cố
GV: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? 
GV: Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? 
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT2: Tìm tiếng có vần ươn, tiếng có vần ươt )
- GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình; nêu YC: Tìm tiếng có vần ươn, tiếng có vần ươt trong các từ ngữ đã cho.
- GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, mời 1 HS đọc. Sau đó, GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, cả lớp đọc nhỏ: vượn, trượt, vượt, .
- GV yêu cầu HS mở VBT, nêu YC: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần ươn, gạch hai gạch dưới tiếng có vần ươt. / Mời 1 HS nhắc lại: gạch 1 gạch..., gạch 2 gạch...
- HS làm bài cá nhân trên VBT.
- GV chiếu bài của 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: Các tiếng vượn, vườn có vần ươn. Các tiếng trượt, vượt, mượt có vần ươt. Cả lớp nhận xét.
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)
GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần ươn: chữ ươ viết trước, chữ n viết sau. Chú ý: cách nối nét giữa chữ ư, chữ ơ và chữ n. Tiếng lươn: viết chữ l trước, vần ươn sau; chú ý: chữ l cao 5 li; nối nét giữa các chữ.
- Vần ươt: chữ ươ viết trước, chữ t viết sau; chú ý t cao 3 li, cách nối nét giữa chữ ươ và chữ t. Tiếng lướt: viết chữ l trước, vần ươt sau, dấu sắc đặt trên ơ; chú ý nối nét giữa các chữ.
HS viết. Báo cáo kết quả (giơ bảng). GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhận xét.

5’
5’
15’
7
3

- HS đọc nối tiếp. 
- HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại.
- Vần ươn, vần ươt. Đánh vần: ươ - nờ - ươn / ươn; ươ - tờ - ươt / ươt.
- Tiếng lươn, tiếng lướt. Đánh vần: l - ươn - lươn / lươn; lờ - ươt - lướt - sắc – lướt / lướt.
- HS tìm
- HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn).
- Gạch 1 gạch..., gạch 2 gạch...
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết bảng con (2 lần).

 TIẾT 2
Hoạt độn... (mỗi đoạn 3/4/2 câu) theo nhóm, tổ.
 Thi đọc cả bài (nhóm, tổ); Cả lớp đọc đồng thanh.
 g. Tìm hiểu bài đọc
- GV giúp HS hiểu YC và cách làm bài tập: Ghép vế câu ở bên trái với vế câu phù hợp ở bên phải để tạo thành câu.
- GV giúp HS ghi lại đáp án trên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình. (GV cũng có thể viết 4 vế câu lên 4 thẻ từ cho HS ghép các vế câu).
- Cho cả lớp đọc đồng thanh kết quả.
- GV: Bài đọc cho em biết điều gì?
- GV kết luận: Bài đọc kể về cá chuồn, cún, lướt ván trên mặt biển. Vượn ôm ván chơi gần bờ. Thỏ sợ nước, ở trên bờ cổ vũ thật thú vị.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc (không đọc BT nối ghép). 
- Dặn HS về đọc lại truyện Lướt ván cho người thân nghe.

- Lướt ván.
- Tiếng lướt có vần ươt.
1HS đọc, cả lớp đọc. 
Lắng nghe.
Luyện đọc câu (CN – ĐT).
- Thi đọc đoạn.
- Thi đọc bài.
- HS đọc thầm từng vế câu, làm bài trong VBT.
- HS đọc kết quả: a) Cún – lướt như múa lượn (3); b) Vượn – chưa dám ra xa (2); c) Thỏ - sợ ướt, ở trên bờ (1).
- HS phát biểu. 

BÀI 77:	ANG, AC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
* Phát triển năng lực ngôn ngữ
Nhận biết vần ang, ac; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ang, ac.
 Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần ang, vần ac.
Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Nàng tiên cá.
Viết đúng: ang, ac, thang, vạc (trên bảng con).
* Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
Từ thiện cảm với nhân vật nàng tiên cá, bước đầu hình thành tình cảm thân thiện với thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.
Tranh, ảnh, mẫu vật.
VBT Tiếng Việt 1, tập một.
Bảng cài
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
 TIẾT 1
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra HS đọc bài Lướt ván (bài 76, trang 137).
- Nhận xét, tuyên dương
DẠY BÀI MỚI
1. GV (chỉ bảng) giới thiệu bài:
- Hôm nay, các em sẽ học 2 vần mới: ang, ac.
2. Chia sẻ và kh... 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: Các tiếng vàng, gang, hàng có vần ang. Các tiếng bác, hạc, nhạc có vần ac. Cả lớp nhận xét.
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)
GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần ang: chữ a viết trước, chữ ng viết sau. Chú ý: chữ g cao 5 li; cách nối nét giữa chữ a, chữ n và chữ g. Tiếng thang: viết chữ th trước, vần ang sau; chú ý: chữ t cao 3 li; nối nét giữa các chữ.
- Vần ac: chữ a viết trước, chữ c viết sau; chú ý cách nối nét giữa chữ a và chữ c. Tiếng vạc: viết chữ v trước, vần ac sau, dấu nặng đặt dưới a; chú ý nối nét giữa các chữ.
HS viết. Báo cáo kết quả (giơ bảng). GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhận xét.

5’
5’
15’
7
3

- HS đọc nối tiếp.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại.
- Vần ang, vần ac. Đánh vần: a - ngờ - ang / ang; a - cờ - ac / ac.
- Tiếng thang, tiếng vạc. Đánh vần: thờ - ang - thang / thang; vờ - ac – vac – nặng – vạc / vạc.
- HS tìm
- HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn).
- Gạch 1 gạch..., gạch 2 gạch...
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết bảng con (2 lần).

 TIẾT 2
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
Tập đọc (BT 3)
Giới thiệu bài
- GV (chiếu bài Tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài): Ai đọc được tên bài tập đọc chúng ta học hôm nay? 
- GV: Trong tên bài, tiếng nào có vần ang? 
- GV: Em quan sát được những gì về nàng tiên cá trong tranh minh họa? GV vừa chỉ hình minh hoạ vừa gợi ý: Hình dáng nàng tiên cá như thế nào? 
- GV: Các em có muốn biết thêm về nàng tiên cá không? Chúng ta cùng đọc truyện Nàng tiên cá để hiểu thêm về nàng tiên này.
 b. GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 c. Luyện đọc từ ngữ: GV chỉ từng từ ngữ được tô màu đỏ đậm trong bài đọc trên màn hình cho HS đọc (1 HS đọc à cả lớp đọc); từ nào không đọc được, HS có thể đánh vần. Các từ ngữ cần đọc: nàng tiên cá, nửa thân trên, lướt trên biển, nhẹ nhàng, các, đất liền, ngân nga. GV giải nghĩa ngân nga: âm thanh kéo dài, vang xa. (GV cũng có thể chọn những từ ngữ khá

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_tuan_15_sach_canh_dieu.docx