Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 13 (Sách Cánh Diều)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nhận biết các vần in, it; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần in, it.

- Thực hiện đúng trò chơi hái táo vào rổ vần in, vần it.

- Đọc đúng, hiểu bài tập đọc Cua, cò và đàn cá ( 2 ).

- Viết đúng các vần in, it, các tiếng ( đèn ) pin, ( quả ) mít ( trên bảng con ).

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc theo cặp

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.

- 4 hình ở bài tập đọc để HS đánh số thứ tự cho tranh.

- VBT Tiếng việt, tập một.

- Bảng cài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:

doc 26 trang Phi Hiệp 26/03/2024 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 13 (Sách Cánh Diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 13 (Sách Cánh Diều)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 13 (Sách Cánh Diều)
vần mới có chứa âm cuối n/t. Đó là vần in, vần it.
- GV chỉ tên bài trên bảng lớp, nói: Vần in, it.
2. Chia sẻ và khám phá ( BT1: Làm quen )
2.1. Vần in
- GV chỉ từng chữ i, n ( đã học ) và nói: i – nờ - in .
- GV chỉ hình ảnh đèn pin, hỏi: Đây là cái gì ?
- Trong từ đèn pin tiếng nào có vần in ?
- Em hãy phân tích tiếng pin.
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV giới thiệu mô hình vần in
+ Giới thiệu mô hình tiếng pin
- GV chỉ đọc: đèn pin
2.2. Vần it
- GV chỉ từng chữ i, t ( đã học ) và nói: i – tờ - it .
- GV chỉ hình ảnh quả mít, hỏi: Đây là quả gì?
- Trong từ quả mít tiếng nào có vần it ?
- Em hãy phân tích tiếng mít.
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV giới thiệu mô hình vần it
+ Giới thiệu mô hình tiếng mít
- GV chỉ đọc: quả mít
* GV hỏi: Vần in, it có gì giống và khác nhau ở đâu ?
* Củng cố: 
+ Các em vừa học 2 vần mới, đó là vần gì ?
+ Các em vừa được học 2 tiếng mới, đó là tiếng gì ?
- GV chỉ từng mô hình, HS đọc
3. Luyện tập:
3.1. Mở rộng vốn từ ( BT2: Hái quả trên cây, xếp vào hai rổ cho đúng )
- GV chỉ hình và nêu yêu cầu
- GV chỉ từng quả, HS đọc từ tương ứng với quả GV chỉ.
- YC HS làm bài cá nhân vào VBT, nối bằng bút từng quả táo với rổ chứa vần tương ứng
- GV khen HS
- GV chỉ từng quả táo, HS nêu
3.2. Tập viết ( Bảng con – BT4 )
- GV chỉ trên bảng lớp các vần, tiếng vừa học.
- GV vừa viết mẫu, vừa giới thiệu:
+ Vần in: viết i trước, n sau ( chú ý nối nét giữa i và n ) 
+ Vần it: viết i trước, t sau ( chú ý nối nét giữa i và t , t cao 3 li )
+ Tiếng pin: viết p ( cao 4 li ) trước, rồi đến vần in
+ Tiếng mít: viết m trước rồi đến vần it, dấu sắc đặt trên i
- Nhận xét khen HS viết đúng, đẹp. Sửa cho các bạn viết chưa đúng, đẹp
5p
3p
12p
3p
5p
7p

- 1 – 2HS đọc bài
- HS trả lời: Đàn cá thật thà, Cò gian xảo, lừa đàn cá.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại: Vần in, it ( CN, T, L )
- HS nối tiếp i-nờ-in. (CN, T, L )
- HS trả lời: Đèn pin
- Tiếng pin
- Tiếng pin có âm p đứng trước, vần in đứng sau.
- HS đọc i-...không ? câu chuyện kết thúc ntn ? Các em hãy cùng nghe câu chuyện nhé.
b. GV đọc mẫu
- Kết hợp giải nghĩa từ:
+ nửa tin nửa ngờ: nửa tin cò, nửa nghi ngờ cò nói dối.
+ cắp: đưa cua đi nơi khác
+ mổ cua: định ăn thịt cua
c. Luyện đọc từ ngữ: nửa tin nửa ngờ, dỗ, mê tít, cắp cua, gò đất, giơ gươm, kẹp, van xin.
d. Luyện đọc câu
- Bài có mấy câu ?
- GV chỉ từng câu cho HS đọc, cả lớp đọc
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu.
GV phát hiện và sửa lỗi cho HS
e. Thi đọc đoạn, bài:
- GV : Bài được chia làm 2 đoạn. Đ1 4 câu đầu, Đ2 6 câu sau.
- Gọi 2 nhóm lên bảng thi đọc
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay
g. Tìm hiểu bài đọc
- Gắn lên bảng 4 tranh kể lại diễn biến câu chuyện. Lưu ý: tranh 1, 2 đã được đánh số.
- YC HS đánh số thứ tự tranh 3, 4 vào VBT
- Gọi HS lên bảng xếp lại thứ tự tranh 3, 4
- GV chốt lại: Tranh 3: Cua kẹo chặt cổ cò. Tranh 4: Cò đưa cua trở về hồ cũ.
- Gọi HS lên bảng nhìn tranh nói lại nội dung câu chuyện.
- Nhận xét, khen HS
- Qua bài đọc giúp em hiểu điều gì ?
- GVKL: Câu chuyện khen ngợi cua có tinh thần cảnh giác nên đã cứu được mình, làm thất bại mưu gian của cò. Các em cũng phải biết cảnh giác và chống lại kẻ xấu.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- VN đọc lại bài Cua, cò và đàn cá ( 2 ) cho người thân nghe
- Xem trước bài 65: iên, iêt


- HS lắng nghe và đọc thầm theo
- 2 – 4 HS đọc, cả lớp
- HS đếm và trả lời: Bài có 10 câu
- HS đọc vỡ
- HS đọc nối tiếp câu ( CN, cặp )
- HS luyện đọc theo nhóm và thi đọc
- 2 nhóm thi đọc
- HS làm bài trong VBT
- HS lên bảng đánh số
- 1 – 2 HS nêu:
+ Tranh 1: Cò tìm cua, dỗ cua đi với nó
+ Tranh 2: Cò cắp cua bay đi
+ Tranh 3: Cò định ăn thịt cua. Cua kẹp cổ cò
+ Tranh 4: Cò trả cua về hồ cũ
- HS trả lời: Cua khôn ngoan, lôn cảnh giác nên đã tự cứu mình. / Cò gian xảo đã phải thua cua. 
- lắng nghe
BÀI 65: 	IÊN, IÊT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các vần iên, iêt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần iên, iêt.
- Làm đúng bài t...iên .
- GV chỉ hình ảnh cô tiên, hỏi: Đây là ai ?
- Trong từ cô tiên tiếng nào có vần iên ?
- Em hãy phân tích vần iên.
- Em hãy phân tích tiếng tiên
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV giới thiệu mô hình vần iên
+ Giới thiệu mô hình tiếng tiên
- GV chỉ đọc: cô tiên
2.2. Vần iêt ( tương tự vần iên )
- GV chỉ từng chữ iê, t và nói: iê – tờ - iêt .
- GV chỉ hình ảnh bản đồ Việt Nam, hỏi: Đây là gì?
- Trong từ Việt Nam tiếng nào có vần iêt ?
- Em hãy phân tích vần iêt.
- Phân tích tiếng việt
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV giới thiệu mô hình vần iêt
+ Giới thiệu mô hình tiếng việt
- GV chỉ đọc: Việt Nam
* GV hỏi: Vần iên, iêt có gì giống và khác nhau ở đâu ?
* Củng cố: 
+ Các em vừa học 2 vần mới, đó là vần gì ?
+ Các em vừa được học 2 tiếng mới, đó là tiếng gì ?
- GV chỉ từng mô hình, HS đọc
3. Luyện tập:
3.1. Mở rộng vốn từ ( BT2: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình )
- GV chỉ hình và nêu yêu cầu
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự, HS nói tên từng sự vật tương ứng
- YC HS làm bài cá nhân vào VBT, nối bằng bút từng hình với từ tương ứng
- GV khen HS
- GV chỉ từng hình ( không theo thứ tự ), HS nêu
3.2. Tập viết ( Bảng con – BT4 )
- GV chỉ trên bảng lớp các vần, tiếng vừa học.
- GV vừa viết mẫu, vừa giới thiệu:
+ Vần iên: viết iê trước, n sau ( chú ý nối nét giữa iê và n ) 
+ Vần iêt: viết iê trước, t sau ( chú ý nối nét giữa iê và t , t cao 3 li )
+ Tiếng tiên: viết t ( cao 3 li ) trước, rồi đến vần iên
+ Tiếng viết: viết v trước rồi đến vần iêt, dấu sắc đặt trên ê
- Nhận xét khen HS viết đúng, đẹp. Sửa cho các bạn viết chưa đúng, đẹp
5p
3p
12p
3p
5p
7p

- 1 – 2HS đọc bài
- HS trả lời: Phải biết cảnh giác và chống lại kẻ xấu.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại: Vần iên, iêt (CN, T, L)
- HS nối tiếp iê-nờ-iên. (CN, T, L )
- HS trả lời: Cô tiên
- Tiếng tiên
- Vần iên có âm iê đứng trước, âm n đứng sau. HS đọc iê-nờ-iên / iên
- Tiếng tiên có âm t đứng trước, vần iên đứng sau. HS đọc tờ-iên-tiên / tiên.
- HS đọc iê-nờ-iên / iên (

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_tuan_13_sach_canh_dieu.doc