Nội dung hướng dẫn tự học ở nhà Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường TH & THCS Lê Lợi

A. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN (LUYỆN TẬP)

ICỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1. Liên kết nội dung:         + Liên kết chủ đề                                 + Liên kết lô – gíc

2. Liên kết hình thức:

+Phép nối       + Phép liên tưởng     + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa         + Phép thế      + Phép lặp

docx 6 trang cogiang 15/04/2023 3180
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung hướng dẫn tự học ở nhà Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường TH & THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung hướng dẫn tự học ở nhà Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường TH & THCS Lê Lợi

Nội dung hướng dẫn tự học ở nhà Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường TH & THCS Lê Lợi
. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy tỏa đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
c) Thật ra, thời gian không phải một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục.
(Thời gian là gì?, trong tạp chí Tia sáng)
d) Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Câu 2 (trang 49 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tìm trong hai câu dưới đây những cặp từ ngữ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lí với đặc điểm của thời gian tâm lí, giúp cho hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau.
Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi vì không bao giờ hư), tạo tác và phá hủy mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao nhiêu kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai.
(Thời gian là gì?, trong tạp chí Tia sáng)
Câu 3 (trang 49 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.
a) Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sôn g. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
b) Năm 19 tuổi, chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền hai năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
Câu 4 (trang 49 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn ...hạc điệu trong sáng, tha thiết, gần
gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, so sánh ẩn dụ và sáng tạo.
3. Mạch cảm xúc và bố cục:
* Mạch cảm xúc: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên
nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy
tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt
trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “một mùa xuân nho
nhỏ”. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua
điệu dân ca xứ Huế.
4. Bố cục:
Gồm 4 phần: 
 -      Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
 -      Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước
 -  Khổ 4 + 5: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước.
 -    Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. 
5. Ý nghĩa nhan đề  bài thơ.
- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
 - Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất
của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân
và cộng đồng.
Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp,
sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân
nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng
sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ
muốn gửi gắm.
II)  TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên (6 câu đầu):
a)  Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được vẽ bằng vài nét phác
hoạ nhưng rất đặc sắc:
- Cảnh vật được khắc họa qua các hình ảnh: dòng sông- bông hoa- cánh chim
 - Không gian:  Cao rộng của bầu trời, miêu tả ở nhiều tầng bậc khác nhau: mặt đất- không trung- bầu trời
- Màu sắc hài hoà cuả bông hoa tím biếc và dòng sông xanh - đặc trưng của ...ng và màu
sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”.
- Cảm xúc trân trọng, say sưa , ngây ngất  mong muốn đón nhận, tận hưởng vẻ đẹp cuả thiên nhiên“ Tôi đưa tay tôi hứng”.
+ Đại từ “ tôi” được lặp lại hai lần và có hai động từ “ đưa” “ hứng” thể hiện khát khao, trân trọng mong muốn đón nhận vẻ đẹp mùa xuân của nhà thơ.
2 . Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước (10 câu tiếp)
- Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên đất trời , tác giả suy ngẫm về mùa xuân của dất nước.
Cảm nhận về mùa xuân của đất nước qua :
- Hình ảnh:  Người cầm súng-> Người chiến sĩ ra trận với cành lá ngụy trang trên lưng
                    Người ra đồng - > người lao động xây dựng đất nước
+ Hình ảnh người lính và người nông dân sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, 2 nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
+ Hình ảnh “ Lộc”  lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ.
+ Từ “lộc” còn làm cho người ta liên tưởng đến hình ảnh người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc.
+ Liên tưởng những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng trên khắp đất nước .
Cảm nhận về không khí của đất nước.
 “Tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao".
Hai từ láy gợi cảm “hối hả” là vội vã, khẩn trương, liên tục không
dừng lại. “Xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với
nhau xao động. Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn. Tiếng
lòng của tác giả như reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con
người,sức sống của đất nước, của dân tộc, cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra đồng.
- Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước. ( K4 )
                                                       "Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
   Đất nước như vì sao
      Cứ đi lên phía trước”.
- 2 câu thơ đầu tái hiện, khái quát lịch sử đ

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_huong_dan_tu_hoc_o_nha_tuan_23_mon_ngu_van_lop_9_na.docx