Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập biện pháp tu từ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Măng Đen

I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC

1. Biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là những cách phối hợp các phương tiện ngôn ngữ để tạo hiệu quả cho hoạt động của từ; làm cho lời hay, ý đẹp, có sức biểu cảm, nâng cao hiệu quả diễn đạt và giá trị thẩm mĩ của ngôn từ.

docx 5 trang cogiang 17/04/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập biện pháp tu từ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Măng Đen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập biện pháp tu từ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Măng Đen

Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập biện pháp tu từ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Măng Đen
 bằng.
2.2. Nhân hoá
Nhân hoá là gọi hoặc tả cây cối, con vật, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm chọ thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. 
Ví dụ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
- Tác dụng của phép nhân hoá: làm cho cách diễn đạt sinh động, có giá trị biểu cảm. Cảnh vật, sự vật vô tri vô giác được nhân hoá trở nên gần gũi, thân thiết, có tâm hồn
- Các kiểu nhân hoá: dùng những từ chỉ hoạt động, suy nghĩ, tình cảm của con người để chỉ hoạt động của sự vật; dùng những từ vốn gọi người để gọi vật; trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
2.3. Ấn dụ
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Ví dụ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
- Tác dụng của phép ẩn dụ: làm cho cách diễn đạt sinh động, có giá trị biểu cảm cao, tăng tính hình tượng cho lời văn; gợi những liên tưởng thú vị, sâu sắc.
- Các kiểu ẩn dụ: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
2.4. Hoán dụ
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Ví dụ:
Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
- Tác dụng của phép hoán dụ: làm cho lời văn sinh động, có giá trị biểu cảm cao; nhấn mạnh, gây ấn tượng vào đặc điểm, dấu hiệu của sự vật.
- Các kiểu hoán dụ: lấy bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
2.5. Điệp ngữ
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại một từ, một cụm từ (hoặc cả một câu) để là...ĩa, gần nghĩa.
2.7. Nói giảm, nói tránh
Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế. (An-đéc-xen)
- Tác dụng của phép nói giảm, nói tránh: làm cho lời văn lịch sự, tế nhị, nhẹ nhàng.
- Các cách nói giảm, nói tránh: nói vòng, nói trống, dùng từ đồng nghĩa
2.8. Nói quá
-Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ: Một hai nghiêng nước nghiêng thành. (Nguyễn Du)
- Tác dụng của phép nói quá: làm cho lời văn sinh động, có giá trị biểu cảm cao; nhấn mạnh, gây ấn tượng cho ý cần diễn đạt.
- Cần phân biệt nói quá với nói khoác, nói dối.
II. LUYỆN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
1.Tìm và nêu nét độc đáo trong việc sử dụng biện pháp tu từ ở các ví dụ sau:
a) Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
b)    Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
c) Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
(Bằng Việt, Bếp lửa)
d) Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che eủa những cây tủ kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từngcục, lăn trên các vòm lá ướt

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_ngu_v.docx