Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 22 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Măng Đen

Câu 1: Tên văn bản “Bàn về đọc sách” cho thấy kiểu văn bản của bài văn này là gì?

  1. Kiểu văn bản nghị luận.
  2. Kiểu văn bản tự sự.
  3. Kiểu văn bản biểu cảm.
  4. Cả A-B-C đều sai.
docx 5 trang cogiang 17/04/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 22 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Măng Đen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 22 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Măng Đen

Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 22 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Măng Đen
- Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
1. Bài tập trắc nghiệm: 
Câu 1: Tên văn bản “Bàn về đọc sách” cho thấy kiểu văn bản của bài văn này là gì?
Kiểu văn bản nghị luận.
Kiểu văn bản tự sự.
Kiểu văn bản biểu cảm.
Cả A-B-C đều sai.
Câu 2: Kiểu văn bản đó qui định cách trình bày ý kiến của tác giả theo hình thức nào dưới đây:
Hệ thống sự việc.
Hệ thống luận điểm.
Bố cục theo từng phần: mở bài – thân bài - kết bài.
Cả 3 đều đúng.
Câu 3: Em hiểu gì về tác giả Chu Quang Tiềm từ văn bản “Bàn về đọc sách” của ông?
Ông là người yêu quí sách.
Là người có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách.
Là ngườì có khả năng hướng dẫn việc đọc sách cho mọi người.
Tất cả đều đúng.
Câu 4: Văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ” là của:
Chu Quang Tiềm.
Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Khoa Điềm.
Vũ Khoan
Câu 5: Giá trị trong văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi thể hiện: “Tiếng nói của văn nghệ” là
Giàu tính văn học nên hấp dẫn người đọc.
Kết hợp cảm xúc - trí tuệ nên mở rộng cả trí tuệ và tâm hồn người đọc.
Cả hai đều đúng.
Cả hai đều sai.
Câu 6: Ý nào sau đây nêu không đúng về khởi ngữ?
   A. Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ
   B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu
   C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ
   D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.
Câu 7: Câu nào sau đây có khởi ngữ?
   A. Về trí thông minh thì nó là nhất
   B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả
   C. Nó là đứa thông minh
   D. Người thông minh nhất là lớp nó.
Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích?
   A. Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc
   B. Giới thiệu đặc điểm, nội dung và hình thức của sự vật hiện tượng
   C. Trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng
   D. Dùng dẫn chứng để khẳng định vấn đề là đúng đắn
Câu 9: Từ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu sau?
...13: Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?
   A. Giận dữ
   B. Buồn chán
   C. Thất vọng
   D. Đau xót
Câu 14: Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tân cậy cao nhất?
   A. Chắc là
   B. Có vẻ như
   C. Chắn hẳn
   D. Chắc chắn
Câu 15: Thành phần biệt lập của câu là gì?
   A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
   B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu
   C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm được nói tới trong câu
   D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu
Câu 16: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
   A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá
   B. Ồ, ngày mai là chủ nhật rồi
   C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi pic-nic
   D. Kìa, trời mưa
2. Bài tập tự luận:
* Khởi ngữ.- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
Gợi ý: Hãy quan sát tranh minh họa sau, chọn tình huống có sử dụng khởi ngữ và chỉ ra khởi ngữ được dùng trong câu?
Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các câu sau:
1. Với chiếc xe đạp, Nam đến trường đúng giờ hơn.
2. Đối với những bài thơ hay, ta nên chép vào sổ tay và học thuộc.
3. Về văn học, tôi nhận thấy nó có tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm của con người.
4. Câu chuyện này, tôi đọc rồi.
Bài tập 2: Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ.
1. Mỗi cân gạo giá 4000 đồng.
2. Nam vẽ bức tranh này.
3. Tôi chỉ thấy bán chiếc cặp này ở đây.
* Các thành phần biệt lập (tình thái và cảm thán).
Gợi ý: 
Bài tập: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
	1. Mọi việc dường như đã ổn.
	2. Chà, cái mặt nhẫn kim cương đẹp quá, quý quá!
3. Eo ôi, đứa nào mặt mũi đen đủi, xấu xí thế?
4. Hai người có vẻ như đều đã thấm mệt. 
5. Hình như em không vừa lòng thì phải?
6. Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy!
	(Tố Hữu - Trên đường thiên lí)
7. Chắc là chị ấy buồn lắm.
8. Có l

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_tuan_20_den_22_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.docx