Giáo trình Chuẩn bị cho trẻ vào Lớp 1
Mỗi đứa trẻ phát triển bình thường thì đến 6 tuổi đều có thể vào học lớp 1. Đối với trẻ em, việc bước vào trường phổ thông được coi như một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Đó là việc trẻ được chuyển qua một vị trí xã hội mới với những điều kiện hoạt động mới và những mối quan hệ mới.
Nếu trước 6 tuổi, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, qua chơi mà trẻ tiếp thu mọi điều một cách tự nhiên và hứng thú, trong khi chơi trẻ hoàn toàn tự do, thoải mái, trẻ thích thì chơi không thích thì thôi chứ không bắt ép được.
Vào lớp một, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động học tập. Đây là một hoạt động mang tính bắt buộc, có tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch đòi hỏi bản thân mỗi trẻ phải cố gắng nỗ lực mới có thể đạt kết quả tốt đẹp. Nội dung và tính chất của hoạt động học tập yêu cầu trẻ em phải có những hành vi mới: sự tập trung chú ý tương đối cao trong một thời gian dài, hoạt động thần kinh căng thẳng hơn, cường độ làm việc tăng lên với sự kiên trì, nỗ lực, ý chí cao.
Đến trường phổ thông, đứa trẻ phải hoà nhập vào những quan hệ mới với những người xung quanh, với thầy cô, với bạn bè, với những người lớn khác, đặc biệt với thầy cô giáo.
Ở mẫu giáo trẻ được sống trong không khí gia đình “cô là mẹ và các cháu là con”, khi vào trường phổ thông trẻ sống trong khung cảnh trường học, mối quan hệ giữa cô và trẻ là mối quan hệ “thầy - trò”, quan hệ bạn bè cùng chơi ở mẫu giáo được chuyển sang quan hệ bạn bè cùng học. Ở mẫu giáo trẻ là lớp đàn anh đàn chị vào lớp một lại trở thành em út trong trường nên trẻ không khỏi bỡ ngỡ
Hơn nữa, ở mỗi giai đoạn phát triển đều có những yêu cầu về sinh lí, về tâm lí, về xã hội đòi hỏi trẻ phải thích ứng mới học tập đạt kết quả.
Sự phát triển của trẻ từ giai đoạn này đến giai đoạn khác là một bước nhảy vọt có sự chuyển biến về chất, sự phát triển của trẻ ở mỗi giai đoạn vừa là sự kế thừa những thành tựu phát triển của giai đoạn trước vừa là tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Điều đó có nghĩa là nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn trước cũng chính là chuẩn bị tốt cho giai đoạn sau.
VD: Sự phát triển tâm vận động, các giác quan, khả năng định hướng và ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là điều kiện quan trọng để trẻ tiếp thu, lĩnh hội những biểu tượng về thế giới xung quanh thông qua nhận thức cảm tính và tư duy trực quan của trẻ mẫu giáo. Nhờ có những biểu tượng về thế giới xung quanh, ngôn ngữ, tư duy trực quan hình tượng ở mẫu giáo phát triển mà vào lớp một trẻ dễ dàng tiếp thu những tri thức khoa học mang tính khái quát do đó tư duy trực quan trừu tượng phát triển.
Có thể nói bước ngoặt trong cuộc đời tuổi thơ khi từ trường mầm non bước vào trường phổ thông không phải em bé nào 6 tuổi cũng đều dễ dàng thích nghi. Bước ngoặt này là sự kiện quan trọng khiến các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ cần phải quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để thích ứng với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là học tập.
Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo nếu được chuẩn bị chu đáo và toàn diện cả về sức khoẻ, trí tuệ và tình cảm đạo đức xã hội cùng cả tâm thế sẵn sàng vào lớp một sẽ giúp trẻ tự tin, dễ dàng thích ứng với môi trường mới và hoạt động học tập ở lớp một. Điều đó tạo cho trẻ nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu lĩnh hội chương trình học tập ở lớp một và dễ dàng hơn trong giao tiếp và thiết lập mối quan hệ với bạn bè với thầy cô và mọi người xung quanh.
Nếu trước 6 tuổi, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, qua chơi mà trẻ tiếp thu mọi điều một cách tự nhiên và hứng thú, trong khi chơi trẻ hoàn toàn tự do, thoải mái, trẻ thích thì chơi không thích thì thôi chứ không bắt ép được.
Vào lớp một, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động học tập. Đây là một hoạt động mang tính bắt buộc, có tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch đòi hỏi bản thân mỗi trẻ phải cố gắng nỗ lực mới có thể đạt kết quả tốt đẹp. Nội dung và tính chất của hoạt động học tập yêu cầu trẻ em phải có những hành vi mới: sự tập trung chú ý tương đối cao trong một thời gian dài, hoạt động thần kinh căng thẳng hơn, cường độ làm việc tăng lên với sự kiên trì, nỗ lực, ý chí cao.
Đến trường phổ thông, đứa trẻ phải hoà nhập vào những quan hệ mới với những người xung quanh, với thầy cô, với bạn bè, với những người lớn khác, đặc biệt với thầy cô giáo.
Ở mẫu giáo trẻ được sống trong không khí gia đình “cô là mẹ và các cháu là con”, khi vào trường phổ thông trẻ sống trong khung cảnh trường học, mối quan hệ giữa cô và trẻ là mối quan hệ “thầy - trò”, quan hệ bạn bè cùng chơi ở mẫu giáo được chuyển sang quan hệ bạn bè cùng học. Ở mẫu giáo trẻ là lớp đàn anh đàn chị vào lớp một lại trở thành em út trong trường nên trẻ không khỏi bỡ ngỡ
Hơn nữa, ở mỗi giai đoạn phát triển đều có những yêu cầu về sinh lí, về tâm lí, về xã hội đòi hỏi trẻ phải thích ứng mới học tập đạt kết quả.
Sự phát triển của trẻ từ giai đoạn này đến giai đoạn khác là một bước nhảy vọt có sự chuyển biến về chất, sự phát triển của trẻ ở mỗi giai đoạn vừa là sự kế thừa những thành tựu phát triển của giai đoạn trước vừa là tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Điều đó có nghĩa là nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn trước cũng chính là chuẩn bị tốt cho giai đoạn sau.
VD: Sự phát triển tâm vận động, các giác quan, khả năng định hướng và ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là điều kiện quan trọng để trẻ tiếp thu, lĩnh hội những biểu tượng về thế giới xung quanh thông qua nhận thức cảm tính và tư duy trực quan của trẻ mẫu giáo. Nhờ có những biểu tượng về thế giới xung quanh, ngôn ngữ, tư duy trực quan hình tượng ở mẫu giáo phát triển mà vào lớp một trẻ dễ dàng tiếp thu những tri thức khoa học mang tính khái quát do đó tư duy trực quan trừu tượng phát triển.
Có thể nói bước ngoặt trong cuộc đời tuổi thơ khi từ trường mầm non bước vào trường phổ thông không phải em bé nào 6 tuổi cũng đều dễ dàng thích nghi. Bước ngoặt này là sự kiện quan trọng khiến các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ cần phải quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để thích ứng với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là học tập.
Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo nếu được chuẩn bị chu đáo và toàn diện cả về sức khoẻ, trí tuệ và tình cảm đạo đức xã hội cùng cả tâm thế sẵn sàng vào lớp một sẽ giúp trẻ tự tin, dễ dàng thích ứng với môi trường mới và hoạt động học tập ở lớp một. Điều đó tạo cho trẻ nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu lĩnh hội chương trình học tập ở lớp một và dễ dàng hơn trong giao tiếp và thiết lập mối quan hệ với bạn bè với thầy cô và mọi người xung quanh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chuẩn bị cho trẻ vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chuẩn bị cho trẻ vào Lớp 1
hất. Vì vậy, mọi sự can thiệp sớm trong việc cải thiện các khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và ứng xử của trẻ cần phải đưa vào trong giai đoạn này. Ở lứa tuổi chuẩn bị bước vào lớp một, trẻ hiểu được mình là như thế nào, có phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, vì sao mình lại làm việc này, mình làm việc này tốt hay chưa tốt, đúng hay saiChính nhờ ý thức bản ngã phát triển mạnh nên trẻ đã có thể điều chỉnh được hoạt động của bản thân. Trẻ hay đưa ra những lời nhận xét về bản thân mình và của người khác. Trẻ cũng thể hiện cái tôi của mình bằng việc thích tự mình quyết định Do sự phát triển của cơ thể, trẻ chuẩn bị bước vào lớp một rất hoạt bát và hiếu động, chúng không thích ngồi một chỗ, thích được tự do chạy nhảy, không thích ngồi yên. 1.2. Tính hiếu kỳ phát triển mạnh Hiếu kỳ là bản tính tự nhiên của trẻ, đây là một điều tốt vì nó sẽ giúp trẻ khám phá những điều mới lạ từ thế giới xung quanh. Đây là cách tốt nhất để trẻ có kiến thức, biết tư duy và đó là nền tảng của học vấn sau này. Tính hiếu kỳ thể hiện rõ khi trẻ chuẩn bị vào lớp một. Ở lứa tuổi này, trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú, cái gì trẻ cũng muốn biết, muốn hiểu và trẻ luôn đặt câu hỏi “tại sao” với người lớn. Nếu trẻ không được thoả mãn hoặc không nhận được lời giải thích xác đáng thì trẻ mất hứng thú nhận thức, không nhiệt tình tìm hiểu, khám phá sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh nữa. Vì vậy, người lớn cần vui vẻ trả lời các câu hỏi của trẻ, thoả mãn nhu cầu nhận thức cho trẻ và kích thích trẻ khám phá cái mới lạ, kỳ thú ở thế giới xung quanh. Người lớn cần tránh trả lời qua chuyện, không diễu cợt trẻ, cần kiên trì giảng giải và trả lời hết các câu hỏi của trẻ. 1.3. Tâm lý không ổn định Chuẩn bị bước vào lớp một, tâm lý trẻ dễ bị xáo trộn, đây cũng là lúc trẻ bước vào một giai đoạn mới của sự ích kỷ. Trẻ không muốn chia sẻ, hiếu thắng luôn mong muốn mình phải làm tốt, làm đúng mọi việc, luôn đặt mình là trung tâm, tr...lo lắng. 2. Ý nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Mỗi đứa trẻ phát triển bình thường thì đến 6 tuổi đều có thể vào học lớp 1. Đối với trẻ em, việc bước vào trường phổ thông được coi như một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Đó là việc trẻ được chuyển qua một vị trí xã hội mới với những điều kiện hoạt động mới và những mối quan hệ mới. Nếu trước 6 tuổi, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, qua chơi mà trẻ tiếp thu mọi điều một cách tự nhiên và hứng thú, trong khi chơi trẻ hoàn toàn tự do, thoải mái, trẻ thích thì chơi không thích thì thôi chứ không bắt ép được. Vào lớp một, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động học tập. Đây là một hoạt động mang tính bắt buộc, có tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch đòi hỏi bản thân mỗi trẻ phải cố gắng nỗ lực mới có thể đạt kết quả tốt đẹp. Nội dung và tính chất của hoạt động học tập yêu cầu trẻ em phải có những hành vi mới: sự tập trung chú ý tương đối cao trong một thời gian dài, hoạt động thần kinh căng thẳng hơn, cường độ làm việc tăng lên với sự kiên trì, nỗ lực, ý chí cao. Đến trường phổ thông, đứa trẻ phải hoà nhập vào những quan hệ mới với những người xung quanh, với thầy cô, với bạn bè, với những người lớn khác, đặc biệt với thầy cô giáo. Ở mẫu giáo trẻ được sống trong không khí gia đình “cô là mẹ và các cháu là con”, khi vào trường phổ thông trẻ sống trong khung cảnh trường học, mối quan hệ giữa cô và trẻ là mối quan hệ “thầy - trò”, quan hệ bạn bè cùng chơi ở mẫu giáo được chuyển sang quan hệ bạn bè cùng học. Ở mẫu giáo trẻ là lớp đàn anh đàn chị vào lớp một lại trở thành em út trong trường nên trẻ không khỏi bỡ ngỡ Hơn nữa, ở mỗi giai đoạn phát triển đều có những yêu cầu về sinh lí, về tâm lí, về xã hội đòi hỏi trẻ phải thích ứng mới học tập đạt kết quả. Sự phát triển của trẻ từ giai đoạn này đến giai đoạn khác là một bước nhảy vọt có sự chuyển biến về chất, sự phát triển của trẻ ở mỗi giai đoạn vừa là sự kế thừa những thành tựu phát triển của g...t triển trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để thích ứng với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là học tập. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo nếu được chuẩn bị chu đáo và toàn diện cả về sức khoẻ, trí tuệ và tình cảm đạo đức xã hội cùng cả tâm thế sẵn sàng vào lớp một sẽ giúp trẻ tự tin, dễ dàng thích ứng với môi trường mới và hoạt động học tập ở lớp một. Điều đó tạo cho trẻ nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu lĩnh hội chương trình học tập ở lớp một và dễ dàng hơn trong giao tiếp và thiết lập mối quan hệ với bạn bè với thầy cô và mọi người xung quanh. 4 Ngược lại, nếu không được chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho hoạt động học tập, nhất là các em không được đến trường mầm non, khi vào lớp một gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Trẻ sơ thầy, sợ cô, sợ cả bạn bè, trẻ nhút nhát khi giao tiếp với thầy cô, với bạn bè, trẻ khó hoà mình vào tập thể thậm chí khủng hoảng sợ đi học điều đó gây bất lợi cho các chặng đường phát triển tiếp theo. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy trên 95% số trẻ 5 tuổi được chuẩn bị chu đáo, hợp lí trước khi vào trường phổ thông đều có khả năng học tập tốt và thích ứng nhanh với những yêu cầu của lớp một. Xã hội càng phát triển, nội dung và yêu cầu học tập của học sinh ngày càng cao và căng thẳng hơn. Cho nên việc chuẩn bị toàn diện cho trẻ vào lớp một là một vấn đề rất cấp bách. 2. Một số quan điểm về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một có rất nhiều ý kiến cũng như quan niệm khác nhau. - Có quan niệm cho rằng không cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, trẻ đủ 6 tuổi là có thể đi học lớp một. Từ lâu nhà trường truyền thống ít quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá đầu vào của trẻ em đầu tuổi học. Ngay cả trường mầm non, trong tâm niệm của nhiều người chỉ là nơi “gửi trẻ”. Tất thảy trẻ em 6 tuổi đều bình đẳng cắp sách tới trường, không cần biết tuổi khôn và sức khoẻ có học được không? Quan niệm này thường
File đính kèm:
- giao_trinh_chuan_bi_cho_tre_vao_lop_1.pdf