Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 5

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).

- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.

-Rèn kĩ năng làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.

-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1 (cột 1, 2, 4), 2, 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Phấn màu, bảng phụ.

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

docx 16 trang Phi Hiệp 26/03/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 5

Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 5
n 6
- Trò chơi: BÔNG HOA MAY MẮN, thi đua đọc thuộc bảng nhân 6.
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 
- HS tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
B. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):
* Mục tiêu: HS biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
* Cách tiến hành: 
* Phép nhân: 26 x 3
- Viết lên bảng: 26 x 3 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
+ Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đầu?
- Yêu cầu lớp suy nghĩ để thực hiện phép tính.
- GV nhắc lại cách thực hiện.
* Phép nhân: 54 x 6.
- HS tiến hành tương tự như phần a.
+ Em có nhận xét 2 tích của 2 phép nhân vừa thực hiện.
*GVKL: Đây là 2 phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang chục nên cần lưu ý
Và: khi nhân với số chục có kết quả lớn hơn 10 nên tích có 3 chữ số. 
- Đọc phép tính nhân.
- Quan sát.
- 1 HS lên bảng đặt tính, lớp đặt ra giấy nháp.
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị sau đó mới tính đến hàng chục.
- 1 HS đứng tại chỗ nêu cách tính của mình 🡪 giáo viên viết bảng.
26 
X 3
78
+ 6 x 3 = 18 viết 8 nhớ 1.
+ 3 x 2 = 6 thêm 1 bằng 7, viết 7.
+ Vậy 26 nhân 3 bằng 78.
- Học sinh nghe.
 54
 X 6
 324
+ 6 x 4 = 24, viết 4 nhớ 2.
+ 6 x 5 = 30, thêm 2 bằng 32 viết 32.
+ Kết quả của phép nhân 26 x 3 = 78 (vì kết quả của số chục nhỏ hơn 10 nên tích có 2 chữ số).
+ Phép nhân 54 x 6 = 324. (Khi nhân với số chục có kết quả lớn hơn 10. Nên tích có 3 chữ số).
- Học sinh nghe.
C. HĐ luyện tập, thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
* Cách tiến hành: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
Bài 1 (cột 1, 2, 4): Tính:
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Giáo viên nhận xét, chốt bài.
Bài 2: 
- Gv quan sát, giúp đỡ những đối tượng hs chậm.
- Gọi 1 hs đọc đề bài toán.
- GV nêu câu hỏi:
+ Có tất cả mấy tấm vải?
+ Mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét?
+ Vậy, muốn biết cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào?
- Yêu cầu h..., dặn dò: (1 phút) 
- Nhận xét tiết học. 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 2

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS tham gia chơi nối nhanh phép tính với kết quả.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN TOÁN
 LUYỆN TẬP (23)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
 -Rèn tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Và kĩ năng xem đồng hồ.
 -Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2 (a, b), 3, 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, kim chỉ phút.
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. HĐ mở đầu: (4 phút):
* Mục tiêu: Củng cố phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Trò chơi: Đố bạn biết: Giáo viên đưa ra bài tập để học sinh tìm kết quả: 
 32 x 3; 21 x 2.
+ Nêu cách thực hiện phép nhân 37 x 2?
+ Nê... 4
108
 57
X 6
 342
 18
X 5
 90
 64
 X 3
 192
- HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 38
X 2
 76
 27
X 6
 162
 53
X 4
 212
 45
X 5
225
- Cần chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục.
- Thực hiện tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Tóm tắt:
1 ngày: 24 giờ.
6 ngày: ? giờ.
Bài giải:
Cả 6 ngày có số giờ là.
24 x 6 = 144 (giờ)
Đáp số: 144 giờ.
- HS lên bảng thực hành quay kim đồng hồ để chỉ đúng số giờ. 

C. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)

- HS tham gia chơi.
- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi : Tìm nhà cho mây, nối nhanh hai phép tính có cùng kết quả.
+ Chia lớp thành 4 đội, chơi theo hình thức tiếp sức.
D. HĐ củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. 

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN TOÁN
BẢNG CHIA 6
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 -Bước đầu thuộc bảng chia 6. Biết vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6). 
 -Củng cố bảng chia 6, củng cố mối quan hệ của phép nhân và phép chia.
 -Giáo dục học sinh đam mê Toán học.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_tuan_5.docx