Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn 7
A.TIẾNG VIỆT
1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập ?
- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau..
- Từ ghép đẳng lập : không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)
2. Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế nào ?
- Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó
3. Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:
a. Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu , ăn mặc , chờ đợi, máu mủ
- Từ ghép chính phụ : xe lam , cá thu
- Từ ghép đẳng lập : ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc , chờ đợi, máu mủ .
b. Xoài tượng, nhãn lồng , chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp ,nhà khách, nhà nghỉ .
- Từ ghép chính phụ :
- Từ ghép đẳng lập :
4. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận ?
- Láy toàn bộ : các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối( để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh) .
- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu .
5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể :
a. Xấu xí , nhẹ nhàng, đo đỏ , nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng
- Láy toàn bộ : đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng
- Láy bộ phận: xấu xí , nhẹ nhàng , róc rách, lóc cóc
b. Long lanh, khó khăn,vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.
- Láy toàn bộ :
- Láy bộ phận:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn 7

các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối( để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh) . - Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu . 5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể : a. Xấu xí , nhẹ nhàng, đo đỏ , nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng - Láy toàn bộ : đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng - Láy bộ phận: xấu xí , nhẹ nhàng , róc rách, lóc cóc b. Long lanh, khó khăn,vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu. - Láy toàn bộ : - Láy bộ phận: 6.Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy hay từ ghép ? vì sao . - Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép 7. Thế nào là đại từ . - Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người ,sự vật hoạt động , tính chất, ..được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. 8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu . - Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như : CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ . 9. Đại từ có mấy loại ? -> 2 loại : Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi . 10. Thế nào là Yếu tố HV ? -> Yếu tố Hán Việt : là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV 11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập . 12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ giống, khác với trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần việt ở chỗ nào ? - Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. - Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. 13. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ( mừng + vui), ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư . - Đẳng lập : thiên địa , khuyển mã , kiên cố(vững+ chắc), nhật ngu...trong những trường hợp bắt buộc dùng qht mà ta không dùng thì ý nghĩa của câu như thế nào? - Trường hợp bắt buộc dùng qht mà không dùng thì ý nghĩa của câu sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. 19. Có phải trường hợp nào ta cũng bắt buộc sử dụng quan hệ từ không? Vì sao ? VD. - Không , vì có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được không dùng cũng được). 20. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ ?Nêu cách chữa. - Thiếu quan hệ từ ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. 21 .Vận dụng những kiến thức về quan hệ từ để nhận xét các câu sau, câu nào đúng và câu nào sai . a. Nếu có chí thì sẽ thành công-> đúng( quan hệ điều kiện – kết quả) b. Nếu trời mưa thì hoa nở.-> Sai ( trời mưa không phải là điều kiện để hoa nở) c. Giá như trái đất bằng quả cam thì tôi bỏ vào túi áo.-> đúng ( quan hệ giả thiết – kết quả) 22. Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa? - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. - Có hai loại : + Từ đồng nghĩa hoàn toàn : Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau. + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn : Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau 23. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được? - Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau. - Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. 24. Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa : Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó . a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm c) cho, biếu, tặng d) chăm chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó 25. Xác định từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau : a. Thúy Kiều đi qua cầu nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng Trọng Thủy nhòm vào ...ở, người có người dở , người hay. 28. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau: a) Một miếng khi đói bằng một gói khi b) Chết.còn hơn sống đục c) Xét mình công ít tội d) Khi vui muốn khóc , buồn tênh lại .. e) Nói thì.làm thì khó g) Trước lạ sau. 29. Thế nào là từ đồng âm? - Từ đồng âm : là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 30. Các từ “ châu” dưới đây có phải là từ đồng âm không ? Vì sao ? a. Châu chấu đá xe . b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi . c. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều . - Các từ “ Châu” là từ đồng âm vì : Châu 1: tên một loại côn trùng; châu 2 : tên một châu lục nằm trọn vẹn ở bắc Bán cầu; châu 3: tên người.(phát âm chệch đi từ chữ chu – Chu Du – một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc – Trung Quốc) 31. Giải thích nghĩa của từ “ chân” trong các ví dụ sau và cho biết chúng có phải là từ đồng âm không? a. Cái ghế này chân bị gãy rồi . b. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi . c. Nam đá bóng nên bị đau chân . - Không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa vì: + Chân 1: chỉ bộ phận dưới cùng của ghế, dùng để đỡ các vật khác ( chân bàn , chân ghế). + Chân 2: chỉ bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền ( chân núi, chân tường ) + Chân 3: Chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng . 32. Tìm và giải thích nghĩa các từ đồng âm sau: “ Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng. Thầy bói gieo quẻ nói rằng, Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.” TL: - Lợi 1 : lợi ích - lợi 2: lợi của nướu răng. 33. Thành ngữ là gì? VD? - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh vd: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi Chức vụ của thành ngữ? 34 . Chức vụ của thành ngữ? - Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ 35.Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: a. An phận thủ thường:bằng lòng với cuộ
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_ngu_van_7.doc