Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập về thơ (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Đình Chinh

I. Lí thuyết:

1. Nội dung mà các tác phẩm thơ đã thể hiện:

a. Đất nước và con người Việt Nam:

- Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ trường kì, mất mát, hi sinh nhưng thắng lợi vẻ vang, nhân dân ta rất anh hùng (dẫn chứng từ: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Khúc hát ru ...; Bếp lửa).

- Trong công cuộc lao động xây dựng đất nước: những con người luôn lao động hết mình góp phần xây dựng đất nước (Phân tích dẫn chứng từ: Đoàn thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con).

docx 3 trang cogiang 14/04/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập về thơ (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập về thơ (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Đình Chinh

Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập về thơ (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Đình Chinh
2. Điểm chung và riêng trong nội dung và cách thể hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ; Con cò; Mây và Sóng.
a. Điểm chung:
- Nội dung: Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.
- Cách thể hiện: sử dụng điệu hát ru hoặc mượn âm điệu lời ru để thể hiện tình mẹ.
b. Điểm riêng:
Khúc hát ru
Con cò
Mây và sóng
 Sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước và trung thành với cách mạng, ý chí chiến đấu của người mẹ Tà Ôi trong thời kì kháng chiến chống Mĩ..
 Mượn hình ảnh con cò trong lời hát ru của mẹ thời ấu thơ để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
 Em bé hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ, say sưa với mây và sóng để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ.
3. Một số phương diện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật:
a. Tình mẫu tử (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng)
b. Người lính và tình đồng đội (trong chống Pháp: Đồng chí; trong chống Mỹ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính; hậu chiến: Ánh trăng).
c. Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ: hiện thực và tượng trưng.
4. Phân tích, cảm nhận một số khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
*Ví dụ: Gợi ý phân tích khổ thơ thứ 5 trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải).
- Giới thiệu: Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con ngưới mới biết cống hiến, biết hi sinh -> G/t hoàn cảnh sáng tác bài thơ -> T.Hải đã nói lên được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình -> trích dẫn khổ thơ “Một mùa xuân nho nhỏ khi tóc bạc”.
- Phát triển ý:
+ “Một mùa xuân nho nhỏ” -> Ý nghĩa ẩn dụ. Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh. Đó là ước nguyện của tác giả sẽ mãi được làm việc, hi sinh và cống hiến chút công sức nhỏ bé của mình với mùa xuân lớn lao...ng mùa xuân rộng lớn của đất nước, quê hương.
- Kết luận: 
+ Về quan niệm sống và cống hiến của T.Hải: Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc – trách nhiệm với đất nước không hề thay đổi.
+ Sống trong một đất nước hoà bình, trách nhiệm và lương tâm với công cuộc xây dựng đất nước, quê hương.
II. Bài tập:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
 Khế trong vươn thêm một ít rau thơm
 Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
 Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
 (Canh cá tràu – Chế Lan Viên)
a. Tìm từ địa phương có trong văn bản trên và giải thích nghĩa của từ địa phương đó.
b. Vì sao nhân vật trong bài thơ sau ba mươi năm trở lại nhà, “nước mắt xuống mâm cơm” ?
c. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lời nhắn nhủ: Hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên những người thân!

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_bai_on_tap_ve_tho_tiet_2_na.docx