Tài liệu đọc thêm cho học sinh môn Địa lí Lớp 12 - Chuyên đề: Địa lí dân cư

1. Tình hình tăng dân số

a. Tình hình tăng dân số

Gia tăng dân số ở nước ta chủ yếu là gia tăng dân số tự nhiên còn gia tăng cơ giới không đáng kể.

* Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt từ giữa thế kỉ XX đến nay. Năm 1900 nước ta có khoảng 13 triệu người, đên năm 2006 dân số nước ta đã đạt 84,1 triệu người. Như vậy chỉ trong khoảng 106 năm dân số nước ta đã tăng thêm 71,1 triệu người.

- Thời gian để dân số tăng gấp đôi ngày càng được rút ngắn:

+ Từ năm 1921 đên năm 1960 dân số tăng từ 15,6 triệu người lên 30,2 triệu người, trong 39 năm.

+ Từ năm 1960 đến năm 1989, dân số tăng từ 30,2 triệu người lên 64 triệu người, trong 29 năm.

- Dân số nước ta tăng nhanh vào nửa sau cuối thế kỉ XX. Vào cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số”.

doc 6 trang cogiang 19/04/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu đọc thêm cho học sinh môn Địa lí Lớp 12 - Chuyên đề: Địa lí dân cư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đọc thêm cho học sinh môn Địa lí Lớp 12 - Chuyên đề: Địa lí dân cư

Tài liệu đọc thêm cho học sinh môn Địa lí Lớp 12 - Chuyên đề: Địa lí dân cư
, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta tương đối thấp. Tuy vậy, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
* Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số không đều giữa các vùng và các khu vực:
- Giữa các vùng: Cao nhất là Tây Bắc(2,19%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng(1,11%) năm 1999. Các vùng có tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước là: Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. Các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp hơn trung bình cả nước là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
- Giữa các khu vực: Khu vực thành thị có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn khu vực nông thôn( ở thành thị là 1,12%, nông thôn là 1,52%, năm 1999).
- Tỉ lệ gia tăng dân số không đều giữa các dân tộc. Các dân tộc ít người thường có tỉ lệ tăng dân số cao hơn mức trung bình của cả nước.
b. Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở nước ta:
- Dân số đông lại tăng nhanh đã tạo ra sức ép lớn lên tài nguyên, môi trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế-xã hội.
- Đối với kinh tế-xã hội
+ Tích luỹ để phát triển kinh tế thấp, chậm cải thiện
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích luỹ, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu.
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ngành và lãnh thổ).
+ Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế(để tăng 1% dân số thì phải tăng ít nhất từ 3-4% GDP)
+ Giải quyết việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn(tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng, hiện nay tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 22%), từ đó phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, gây khó khăn cho các nhà quản lí xã hội.
- Đối với chất lượng cuộc sống
+ Khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm gặp khó khăn. Vì tăng 1% dân số thì phải tăng ít nhất là 4% lương thực thực phẩm. Hiện nay, bình quân lương  thực , thực phẩm theo đầu người còn thấp(448kg/người-năm 1999), tỉ lệ đói nghèo còn cao(tỉ lệ nghèo chung là 19,5%, tỉ lệ nghèo lương ...ất là ở các thành phố lớn. Làm ô nhiễm nhiều môi trường(đất, nước, không khí...)
+ Không gian cư trú bị thu hẹp.
d. Giải pháp:
+ Thực hiện triệt để CSDS-KHHGĐ.
+ Kết hợp các giải pháp để giảm tỉ suất sinh thô, tổng tỉ suất sinh.
+ Đẩy mạnh ứng dụng kĩ thuật y tế hiện đại vào công tác sinh sản.
+ Tập trung vào các vùng lãnh thổ, các bộ phận dân cư có mức tăng dân số cao(vùng nông thôn, vùng dân tộc ít người...)
+ Thực hiện truyền thông dân số trong và ngoài trường học.
+ Đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế,  nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, để họ có điều kiện học tập, từ đó nâng cao nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, đồng thời có được biện pháp hữu hiệu hơn để thực hiện KHHGĐ
+ Tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
II. CƠ CẤU DÂN SỐ
1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
- Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta đang có sự thay đổi:
+ Tỉ lệ nhóm dưới độ tuổi lao động đang giảm nhanh( giảm từ 33,5% năm 1999 xuống còn 27% năm 2005).
+ Tỉ lệ nhóm trong độ tuổi lao động tăng nhanh( tăng từ 58,4% năm 1999 lên 64% năm 2005). Tỉ lệ nhóm trên độ tuổi lao động tăng chậm( tăng từ 8,1% năm 1999 lên 9% năm 2005).
Như vậy:
+ Cơ cấu dân số nước ta cơ bản là dân số trẻ.
+ Dân số nước ta đang già đi.
+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc ngày càng giảm.
* Ảnh hưởng
- Tích cực:
+ Lực lượng lao động đông đảo(dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 1/2 dân số).
+ Lực lượng lao động trẻ đông đảo(15-33 tuổi), lao động dưới 30 tuổi chiếm 70%. Lực lượng này rất năng động, khỏe, sáng tạo, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh chóng.
+ Nguồn dự trữ lao động đông đảo. Hàng năm nước ta được bổ sung thêm hơn 1 triệu lao động mới. Nguồn lao động tăng nhanh, tăng trên 3 %/năm.
+ Dân số trẻ laị tăng nhanh tạo nên nguồn lao động dôì dào. Đó là nguồn nhân lực có khả năng đảm bảo đủ sức lao động cho mọi ngành kinh tế.
+ Dân số trẻ còn là thị trường tiêu thụ to lớn các sản phẩm của xã hội. Hơn nữa nhu cầù sử dụng các s...o ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Tỉ số giới tính phụ thuộc vào chuyển cư, chiến tranh, phong tục tập quán...
III. PHÂN BỐ DÂN CƯ 
 Đặc điểm
Nước ta có mật độ dân số cao nhưng phân bố dân cư không đều và bất hợp lí.
1. Mật độ dân số
Mật độ dân số nước ta thuộc loại cao và gia tăng nhanh
Năm 1989: Mật độ dân số nước ta là: 195 người/km2
Năm 2006: Mật độ dân số nước ta là: 254 người/ km 2(trong khi đó con số trung bình  của thế giới là 50 người/km2)
Nguyên nhân: Do dân số nước ta đã đông lại tăng nhanh.
2. Sự phân bố dân cư
Dân cư nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí :
a. Giữa đồng bằng, với vùng trung du và miền núi.
- Vùng đồng bằng, ven biển dân cư tập trung đống đúc với mật độ dân số rất cao. Vùng đồng bằng, ven biển chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung 3/4 dân số cả nước( ĐBSH là 1225 người/km2), dân cư tập trung thưa ở trung du và miền núi(Tây Bắc là 69 người/km2-năm 2006). ĐBSH có MĐDS cao gấp 4,82 lần cả nước, 13,8 lần Tây Nguyên, 17, 8 lần Tây Bắc.
b. Phân bố không đều trong nội bộ các vùng dân cư.
- Không đều giữa đồng bằng phía bắc và đồng bằng phía nam. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước: 1225 người/km2.
- ĐB sông Cửu Long phần lớn có mật độ dân số:429 người/km2 , năm 2006. Hay cùng là miền núi song vùng Đông Bắc có mật độ dân số cao hơn vùng Tây Bắc( vùng Đông Bắc là 148 người/km2, vùng Tây Bắc là 69 người/km2 năm 2006).
c. Không đều giữa nông thôn và thành thị
Khoảng 73,1% dân số sống ở nông thôn, 26,9% dân số sống ở thành thị, năm 2005. Ở các đô thị có MĐDS rất cao, nhất là ở các quận nội thành của các thành phố lớn. Ví dụ MĐDS trung bình ở Hà Nội là 2883 người/km2, ở các quận nội thành là 23000 người/km2.
3. Nguyên nhân
Do có sự khác nhau giữa các vùng, các khu khu vực về:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Lịch sử cư trú.
- Do đặc điểm kinh tế kĩ thuật của từng ngành (ví như ở ĐBSH do gắn với nghề trồng lúa nước nên có MĐDS cao).
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Cơ cấu 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_doc_them_cho_hoc_sinh_mon_dia_li_lop_12_chuyen_de_d.doc