SKKN Thực trạng và một số biện pháp chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5-6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 tại trường Mầm non Vàng Anh Thành phố Kon Tum

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, Giáo dục mầm non (GDMN) có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự vận động và phát triển của toàn hệ thống. Nó đóng vai trò “nền tảng” nhằm đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành về nhân cách con người phát triển toàn diện, là sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để chuẩn bị tâm thế cho trẻ tiếp tục bước vào trường tiểu học và cho việc học tập suốt đời”. Việc chăm lo phát triển giáo dục là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong đó hai lực lượng giáo dục giáo dục nòng cốt, song song bổ trợ nhau đó chính là gia đình và nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) đã nghiên cứu và Ban hành Chương trình giáo dục mầm non kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009. Đây xem như là cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. 

Trường MN Vàng Anh thành phố (TP) Kon Tum là một trường khó khăn đóng chân trên địa bàn xã Kroong. Kinh tế - xã hội của xã chậm phát triển. Chất lượng giáo dục không đồng đều, nhất là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số của trường. Là một giáo viên nhiều năm dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, bản thân tôi đã có những kinh nghiệm nhất định trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5 tuổi tự tin bước vào lớp 1 là rất quan trong và cần thiết. 

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số biện pháp chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5- 6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 tại trường mầm non Vàng Anh Thành phố Kon Tum”.  

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Đề xuất được những biện pháp chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5- 6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 tại trường mầm non Vàng Anh Thành phố Kon Tum, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đồng thời giúp đồng nghiệp có thêm tài liệu tham khảo.

doc 33 trang cogiang 14/04/2023 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng và một số biện pháp chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5-6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 tại trường Mầm non Vàng Anh Thành phố Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thực trạng và một số biện pháp chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5-6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 tại trường Mầm non Vàng Anh Thành phố Kon Tum

SKKN Thực trạng và một số biện pháp chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5-6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 tại trường Mầm non Vàng Anh Thành phố Kon Tum
 ngôn ngữ
9
Chương II. Thực trạng của việc chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5-6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 tại trường mầm non Vàng Anh thành phố Kon Tum
10
I. Vài nét về đặc điểm tình hình chung của trường/ lớp
10
1. Đặc điểm và tình hình hoạt động của trường
10
2. Đặc điểm tình hình của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A tại điểm trường chính thôn 2.
10
3. Thực trạng việc học của trẻ 
11
Chương III. Một số biện pháp sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5-6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 tại trường mầm non Vàng Anh.
12
I. Những nguyên tắc để thực hiện các biện pháp chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5-6 tuổi tự tin bước vào lớp 1.
12
1. Các biện pháp phải đảm bảo nguyên tắc mục tiêu
12
2. Các biện pháp phải đảm bảo nguyên tắc khả thi và nguyên tắc lợi ích
II. Những biện pháp chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5 tuổi tự tin bước vào lớp 1
12
1. Khảo sát đánh giá trẻ đầu năm
12
2. Phát triển thể chất
13
3. Phát triển nhận thức
15
4. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
17
5. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
19
6. Chuẩn bị một số kỹ năng cho hoạt động học tập
23
7. Nâng cao chất lượng hoạt động góc
24
8. Tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng
25
9. Xây dựng kế hoạch giáo dục tăng cường phát triển sự tự tin và thực hiện đánh giá thường xuyên sự phát triển về tâm lí, sự tự tin của trẻ
28
III. Kết quả đạt được
29
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
30
1. Kết luận chung
30
2. Bài học kinh nghiệm
30
Tài liệu tham khảo
32
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
GDMN
Giáo dục mầm non
MN
Mầm non
TP
Thành phố
GV
Giáo viên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, Giáo dục mầm non (GDMN) có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự vận động và phát triển của t...ột giáo viên nhiều năm dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, bản thân tôi đã có những kinh nghiệm nhất định trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5 tuổi tự tin bước vào lớp 1 là rất quan trong và cần thiết. 
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số biện pháp chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5- 6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 tại trường mầm non Vàng Anh Thành phố Kon Tum”.  
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề xuất được những biện pháp chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5- 6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 tại trường mầm non Vàng Anh Thành phố Kon Tum, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đồng thời giúp đồng nghiệp có thêm tài liệu tham khảo.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu lý luận: 
Những vấn đề chung về bước ngoặt của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, một số đặc điểm về sự thay đổi hoạt động giữa trường Mầm non và trường Tiểu học; những quan niệm sai lệch về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
2. Nghiên cứu thực trạng: 
Làm rõ thực trạng về chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 gặp phải một số khó khăn ở trường mầm non Vàng Anh thành phố Kon Tum. 
3. Từ nghiên cứu thực trạng, xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng việc chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ 5- 6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 ở trường mầm non Vàng Anh thành phố Kon Tum.
4. Mô tả kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp mới.
5. Nêu được bài học kinh nghiêm rút ra từ sáng kiến kinh nghiệm.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Công tác giáo dục của trường Mầm non Vàng Anh thành phố Kon Tum.
- Thực trạng và một số biện pháp chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tự tin bước vào lớp 1 tại trường mầm non Vàng Anh thành phố Kon Tum.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
 	Bằng việc nghiên... lí là gì?
 Theo nghĩa thông thường thì tâm lí là tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con người biểu hiện qua hành vi, cử chỉ, cách nói năng, trang phục. 
Theo nghĩa khoa học thì tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra do sự tác động của thế giới khách quan vào não, được não phản ánh, nó gắn liền, điều hành, điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động của con người.
2. Tự tin là gì?
Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Thiếu tự tin là hệ quả của việc đánh giá thấp bản thân, điều này khiến con người không thể phát huy được những khả năng tiềm ẩn. Mất tự tin làm chúng ta nhụt chí, không dám nỗ lực, ngại thử thách, tự ti với bản thân và sống khép mình với xã hội.
Trẻ phát triển về tâm lí tốt là trẻ thể hiện ra bên ngoài bằng sự vui tươi, hứng khởi, nói năng linh hoạt.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BƯỚC NGOẶT CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI.
Tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những nấc thang tiếp theo của cuộc đời mỗi con người. Mỗi đứa trẻ phát triển bình thường thì đến 6 tuổi đều có thể vào học lớp 1. Đối với trẻ 5 tuổi việc vào học lớp 1 ở trường tiểu học được coi là một bước ngoặt quan trọng đầu tiên của cuộc đời. Đó là sự chuyển bước quan trọng với những điều kiện hoạt động mới với những mối quan hệ mới. 
+ Mới trong hoạt động chủ đạo:
Ở tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Trẻ tham gia chơi một cách tự nguyện, thoải mái, vui vẻ, trẻ học qua chơi. Lên lớp 1 hoạt động chủ đạo của trẻ là học tập. Từ hoạt động vui chơi mang tính chất tương đối tự do nay chuyển sang hoạt động học tập mang tính bắt buột, nghiêm túc, được tổ chức chặt chẽ có mục đích, có kế hoạch đòi hỏi bản thân mỗi học sinh phải cố gắng để có thể thực hiện được nhiệm vụ học tập 

File đính kèm:

  • docskkn_thuc_trang_va_mot_so_bien_phap_chuan_bi_san_sang_tam_li.doc