SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum

Ở giai đoạn lịch sử nào, việc xây dựng, phát triển một nền giáo dục vững mạnh là nhân tố then chốt, quyết định để thúc đẩy xã hội phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn coi Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu và là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân, toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định điều đó, trong đó nhấn mạnh "phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt" trong chiến lược "đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT". Chất lượng, nhân cách, phẩm chất đạo đức và lý tưởng của đội ngũ ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sản phẩm mà họ đào tạo ra - đó chính là những con người - những công dân xây dựng xã hội.
docx 13 trang cogiang 20/04/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định điều đó, trong đó nhấn mạnh "phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt" trong chiến lược "đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT". Chất lượng, nhân cách, phẩm chất đạo đức và lý tưởng của đội ngũ ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sản phẩm mà họ đào tạo ra - đó chính là những con người - những công dân xây dựng xã hội.
	Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có vị trí vô cùng quan trọng. Với mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt về mọi mặt để trẻ bước vào trường tiểu học với một hành trang vững chắc. Chính vì thế, người giáo viên mầm non là người đặt nền móng đầu tiên, là yếu tố quyết định và hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhiệm vụ của người giáo viên mầm non rất vẻ vang và tự hào nhưng cũng hết sức nặng nề, bởi không chỉ truyền thụ cho trẻ những kiến thức, kỹ năng sơ đẳng ban đầu mà còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng, hình thành cho trẻ kỹ năng sống khởi đầu.
	Từ tầm quan trọng trên, để thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi người giáo viên phải có sự đổi mới một cách toàn diện, có kỹ năng tổ chức các hoạt động linh hoạt giúp trẻ phát triển tối ưu về trí tuệ và sự sáng tạo.
	Với trường Mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đặt ra đối với người cán bộ quản lý nhà trường chính là chất lượng đội ngũ, với thực trạng hiện tại, làm thế nào để có một đội ngũ tương xứng với mô hình trường trọng điểm, trường kiểu mẫu, trường chất lượng cao của tỉnh. Đây quả thực là một trong những trăn trở lớn nhất mà người quản lý nhà trường cần phải có những định hướng, giải pháp tháo gỡ kịp thời.
	Thực tế, cho thấy trong những năm qua, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường chưa thực sự chú trọng về tính khoa học và tính hiệu quả, bên cạnh đó sự nhận thức của giáo viên về công tác bồi dưỡng chưa thật đầy...Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong đội ngũ giáo viên của trường; nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần cộng tác trong công việc.
	- Nêu cao chất lượng, đội ngũ giáo viên trong nhà trường về mọi mặt.
	- Giúp giáo viên có kỹ năng tự học tự nghiên cứu đạt hiệu quả tốt hơn.
	- Xây dựng nhà trường kiểu mẫu trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
	 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
	3.1. Phạm vi nghiên cứu: Trường Mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum
	3.2. Đối tượng: Giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy trong nhà trường
	4. Phương pháp nghiên cứu: Với đề tài này tôi kết hợp sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra, nghiên cứu; Phương pháp luyện tập, thực hành; Phương pháp kiểm tra, đánh giá; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp tổng hợp và rút kinh nghiệm.
PHẦN NỘI DUNG
	1. Cơ sở lý luận:
	Người giáo viên nói chung là người lao động làm một nghề đặc biệt: Nghề dạy học. Đây là nghề đòi hỏi có văn hóa trong lao động rất cao: Văn hóa sư phạm, lại đòi hỏi kỹ năng lao động tạo ra hiệu quả đích thực. Sản phẩm của người thầy khác với sản phẩm của các ngành nghề khác ở chỗ sản phẩm này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, chính vì đặc thù này mà sứ mệnh của người giáo viên trong thời đại mới có ý nghĩa cao cả đặc biệt. Người thầy là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước, lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của đất nước, cộng đồng, đi vào trạng thái phát triển bền vững.
	Một ngày thiếu "giáo dục" đất nước không thể tồn tại được, và "giáo dục" không có người thầy không thể vận động được. Chính vì vậy trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu và là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định điều đó, trong đó nhấn mạnh "phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt" trong chiến lược "đổi mới căn bản và toàn diện GD - ĐT".
	Đội ngũ...có một kế hoạch và những giải pháp tổ chức đảm bảo tính bền vững, hiệu quả cao, xây dựng đội ngũ giáo viên thực sự có nghiệp vụ, tâm huyết với nghề.
	2. Cơ sở thực tiễn.
	Trường mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum là trường trực thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, được thành lập từ năm 1997. Từ ngày thành lập đến nay trường luôn đạt thành tích cao, được Chủ tịch nuớc tặng huân chương lao động hạng ba, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, là lá cờ đầu của bậc học mầm non tỉnh nhà. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu trẻ như con, có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng hoàn thiện bản thân.
	Điều kiện cơ sở vật chất được đầu tư hơn 34 tỉ đồng xây mới theo hướng hiện đại với tổng diện tích 6.611m2, có 20 phòng học (17 lớp mẫu giáo, 3 nhóm trẻ) rộng rãi, thoáng mát đầy đủ ánh sáng, có đầy đủ các trang thiết bị đạt chuẩn đảm bảo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phát triển toàn diện.
	Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của ngành, của cấp ủy chính quyền địa phương về mọi mặt. Nhận thức của cha mẹ học sinh đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường được đánh giá cao, luôn có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ , cũng như các hoạt động khác của trường.
	Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng con có những khó khăn như:
	- Trình độ giáo viên không đồng đều, một số giáo viên trình độ chưa đạt yêu cầu đặt ra của trường mầm non chất lượng cao.
	- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của không ít giáo viên chưa thật sự tương xứng theo yêu cầu.
	- Phương pháp và kỹ năng tự học, tự rèn, tính linh hoạt, nhạy bén trong tiếp cận vấn đề mới của đội ngũ rất hạn chế.
	- Đội ngũ giáo viên hợp đồng của trường thiếu sự an tâm trong công tác.
	3. Thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên của trường đầu năm học 2013 - 2014: Qua khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên của trường đầu năm học 2013-2014, kết quả phản ánh như sau:
	- Về trình độ đào tạo:
Năm học
Số lượng
Trình độ đào tạo

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_cao_chat_luong_doi_ngu.docx