SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bình Minh - Mai Thị Luyến

Dạy học ở mẫu giáo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành hoạt động học tập cũng như nhân cách của trẻ. Đồng thời trang bị tốt hành trang cho trẻ trước khi vào học các lớp ở bậc học phổ thông.

Trong những năm gần đây với sự phát triển kinh tế và xã hội, nước ta có sự chuyển biến không ngừng, Ngành giáo dục và đào tạo nói chung, ngành học mầm non nói riêng đã từng bước được cũng cố và phát triển. Ngành học mầm non có một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. 

doc 23 trang cogiang 17/04/2023 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bình Minh - Mai Thị Luyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bình Minh - Mai Thị Luyến

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bình Minh - Mai Thị Luyến
cũng cố và phát triển. Ngành học mầm non có một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và của Bộ Giáo Dục. Phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, tăng cường các điều kiện để đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Hồ Chủ Tịch đã nói; “Dạy trẻ như trồng cây con” Hay: “ Giáo dục mầm non sẽ mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Chính vì vậy mà ban giám hiệu nhà trường phải là con chim đầu đàn, quyết định toàn bộ cả một quá trình hoạt động chuyên môn, hành chính trong nhà trường. Trong đó công tác chuyên môn là chủ đạo. Vì muốn giáo dục được thế hệ trẻ mầm non tốt đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có nền tư tưởng chính trị vững vàng.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non đã được khẳng định trong nhiều văn bản pháp quy quan trọng, làm tiền đề cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đơn vị trong toàn ngành vận dụng. Trong đó Luật giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, Luật sữa đổi, bổ sung Luật giáo dục ngày 15/11/2009, tiếp đó là Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 về Phê duyệt đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015”; Chỉ thị số 33 của Chính phủ “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; Quyết định số 239/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015”;
 Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT qui định các tiêu chí cụ thể giáo viên cần phấn đấu để hoàn thiện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; lĩnh vực kiến thức; kỹ năng thực hành. Đây là cơ sở để nhà trường thực hiện tốt công tác qui hoạch, dự nguồn.
 Quyết định số 16/2008...: Là con chim đầu đàn, là người chỉ huy cao nhất, là người nắm tình huống sự việc, thực hiện theo đúng mục tiêu đã định. 
Sự hình thành nhân cách của một người phải là mục đích định hướng biện pháp đào tạo. Dĩ nhiên nếu người Phó hiệu trưởng mà không biết tình huống xảy ra của chuyên môn thì không thể xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng.
Bản thân tôi luôn hiểu thấm thía lời dạy của Bác. Luôn phấn đấu, xông xáo vươn lên trong mọi lĩnh vực để đảm bảo chỉ tiêu số lượng và chất lượng chuyên môn của trường. Luôn có ý kiến đề xuất kịp thời hiệu trưởng để tìm ra giải pháp thiết thực nhất cho công tác chuyên môn của trường. Luôn nắm chắc vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của người phó hiệu trưởng để cùng hiệu trưởng lãnh đạo nhà trường đi lên về mọi mặt. 
Những lời dặn dò đó đến bây giờ và mãi mãi vẫn là kim chỉ nam cho mọi hành động thiết thực nhất, đã đi sâu vào từng thế hệ. Được Đảng và nhân dân tin cậy giao trách nhiệm nặng nề cho các cô giáo vừa là người mẹ hiền, người cô giáo mẫu mực đối với trẻ. Cô giáo là người thực hiện mũi nhọn chuyên môn, biết chăm sóc giáo dục cháu tốt, biết cách tư vấn tuyên truyền giao lưu với mọi đoàn thể cộng đồng dân cư mà mình đang dạy. Người phó hiệu trưởng phải biết được vai trò nhiệm vụ của người giáo viên để từ đó bám sát vào nhiệm vụ năm học của hiệu trưởng đề ra để xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch năm cho phù hợp với thực tế của trường. Cùng giáo viên thực thi phần kế hoạch đã đề ra. Chỉ đạo cho giáo viên thực hiện nghiệm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, tăng cường tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất đạo đức, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên nâng cao trình đội chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của toàn trường.
 Qua thời gian công tác tại trường tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên của trường một số giáo viên công tác lâu năm và một số giáo viên mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy, cũng như các mặt công tác còn hạn chế.
Với...thống nhất phấn đấu tự rèn luyện để nâng cao chất lượng về mọi mặt. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu có vai trò quyết định trong sự nghiệp giáo dục mầm non. Khẳng định thương hiệu của nhà trường.
Với những lý do trên, là một cán bộ quản lý muốn nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm Non Bình Minh” để làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường trước nhu cầu phát triển của đất nước nói chung và địa phương nói riêng, mục đích nghiên cứu đề tài là đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường Mầm Non đặc biệt là Trường Mầm non Bình Minh, Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và khảo sát, đánh giá về chất lượng giảng dạy của trường Mầm non Bình Minh để từ đó tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt việc "Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên" trong trường Mầm non Bình Minh.
	4. Đối tượng nghiên cứu:
	Một số biện pháp để "Nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên" trong Trường Mầm non Bình Minh, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
Tham khảo một số tài liệu có liên quan để làm lý luận nghiên cứu.
Phương pháp thực tiễn: 
Phương pháp quan sát.
phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
6.1. Phạm vi nghiên cứu:
	Đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh Trường Mầm non Bình Minh, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
6.2. Thời gian nghiên cứu:
Tháng 09/2015: Hình thành ý tưởng (Chọn đề tài).
	 Tháng 10/2015: Làm đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp trên.
	Tháng 11/2015 đến 01/2016: Áp dụng 1 số biện pháp trên vào tình hình thực tế của trường.
Cuối tháng 01/2016: Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 
B. NỘI DUNG
I. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường:
1. Về cá

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_cho_doi.doc