SKKN Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy một số văn bản trong chương trình Ngữ văn ở trường PTDTBT - THCS Đăk Kôi - Lê Thị Tuyến

     Từ ngàn đời nay đất nước ta luôn có truyền thống hiếu học và coi trọng nghề giáo. Điều đó được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Bởi giáo dục góp phần đào tạo nhân tài mà "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. 

     Hiện nay, toàn ngành Giáo dục đang đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng một trong những nhiệm vụ đặc biệt là phát huy óc sáng tạo cho học sinh trong nhà trường. Dạy học sáng tạo nói chung, trong bộ môn Ngữ văn nói riêng nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh là một vấn đề chiến lược của giáo dục. Điều đó được khẳng định trong chương trình giáo dục (ban hành 5/5/2006, theo quyết định 16 /QĐ-Bộ GD-ĐT): "Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng bộ môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng trường lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng. tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và có trách nhiệm học tập cho học sinh"

doc 26 trang cogiang 17/04/2023 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy một số văn bản trong chương trình Ngữ văn ở trường PTDTBT - THCS Đăk Kôi - Lê Thị Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy một số văn bản trong chương trình Ngữ văn ở trường PTDTBT - THCS Đăk Kôi - Lê Thị Tuyến

SKKN Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy một số văn bản trong chương trình Ngữ văn ở trường PTDTBT - THCS Đăk Kôi - Lê Thị Tuyến
 nguyên khí của quốc gia". Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. 
 Hiện nay, toàn ngành Giáo dục đang đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng một trong những nhiệm vụ đặc biệt là phát huy óc sáng tạo cho học sinh trong nhà trường. Dạy học sáng tạo nói chung, trong bộ môn Ngữ văn nói riêng nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh là một vấn đề chiến lược của giáo dục. Điều đó được khẳng định trong chương trình giáo dục (ban hành 5/5/2006, theo quyết định 16 /QĐ-Bộ GD-ĐT): "Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng bộ môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng trường lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng. tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và có trách nhiệm học tập cho học sinh"
 Một trong những phương pháp mà rất nhiều giáo viên đã vận dụng trong giảng dạy đó là sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy - học, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Triết học cũng đã khẳng định từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là quy luật của quá trình nhận thức. Có thể nói, trực quan là yếu tố vô cùng quan trọng trong giờ học của học sinh song người giáo viên phải biết vận dụng " Phù hợp với đặc trưng môn học" (Trích điều 28, khoản 2 luật giáo dục 2005). Với bộ môn Ngữ văn, một môn học với đặc thù tư duy bằng hình tượng, thông qua hệ thống ngôn ngữ của tác phẩm thì việc sử dụng đồ dùng trực quan phải như thế nào? Thực trạng của việc vận dụng đồ dùng trực quan trong bộ môn ngữ văn ra sao? việc sử dụng có làm giảm đi tính hình tượng nghệ thuật bằng ngôn từ không?. .. là người trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn chúng ta có giải pháp nào để nâng cao chất lượng dạy và học? Sau đây là những điều tôi đã nhìn thấy, những suy nghĩ, những việc t...ề tài:
 Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy một số văn bản trong chương trình ngữ văn ở trường PTDTBT-THCS Đăkkôi.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1, Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tập hợp, phân loại, xử lí các văn bản, các loại tài liệu liên ngành ngữ văn, SGK, SGV.
5.2, Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Thông qua dự giờ, thao giảng cụm, sử dụng phiếu trắc nghiệm.
5.3, phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp.
5.4, Phương pháp thực nghiệm: dạy thể nghiệm thực tế ở các khối lớp.
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
 Triết học đã khẳng định: quy luật của quá trình nhận thức là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Do đó, việc sử dụng tốt đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học sẽ giúp học sinh dễ nắm bắt được nội dung của bài học. Điều đó cũng nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh – một trong những nhiệm vụ chiến lược của dạy học sáng tạo nói chung. Chính vì vậy, phải đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc lựa chọn và sử dụng tốt đồ dùng trực quan khi dạy một số văn bản trong chương trình ngữ văn THCS nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng bộ môn. 
 2. Thực trạng của vấn đề:
 Trong dạy học xưa và nay vấn đề trực quan đóng một vai trò hết sức quan trọng. Một trong những vấn đề đem hiệu quả trong giảng dạy là việc lựa chọn và sử dụng yếu tố trực quan trong dạy học. Vậy trực quan trong hoạt động dạy - học là gì?
 Theo GS.TSKH Thái Duy Tuyên thì:" Trực quan trong hoạt động dạy - học là khái niệm dùng để biểu thị tính chất của hoạt động nhận thức, trong đó thông tin thu được từ các sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài nhờ cảm nhận trực tiếp của các cơ quan cảm giác con người". Như vậy chúng ta thấy trực quan trong dạy học rất đa dạng và phong phú.
 Cũng như các bộ môn khác, môn ngữ văn cũng vậy, nhờ có trực quan sinh động mà giờ học trở nên sinh động, học sinh có hứng thú hơn trong việc cảm nhận các hình tượng nghệ thuật qua các văn bản. Đặc biệt với xu thế của th... quá "máy móc" sử dụng các phương tiện trực quan. Thậm chí nếu quá lạm dụng sẽ làm phân tán tư tưởng, học sinh chỉ tập trung vào bàn luận một hình ảnh trực quan nào đó mà không tập trung khai thác nội dung bài. Vì vậy nếu vận dụng không đúng cách thì nó không còn là một giờ văn thật sự nữa.
 Đặc thù riêng của bộ môn ngữ văn là tư duy bằng hình tượng nghệ thuật, chính ngôn ngữ, câu, từ trong văn, thơ là trực quan hết sức phong phú và sinh động nếu chúng ta biết "gõ vào trí thông minh" (Phạm Văn Đồng) của học trò. Thơ, văn là những "nốt trầm xao xuyến", là bức họa bằng ngôn ngữ, là thông điệp về tình người, là sự hi sinh thầm lặng cao cả, là tấm lòng nhân ái bao la, sự cảm thông, chia sẻ, là tất cả những cung bậc của tình người...mà nhà văn, nhà thơ đã tái hiện lại cuộc sống rồi gửi gắm vào tác phẩm một cách chân thực, sinh động và thuyết phục
 Chẳng hạn như khi dạy đến văn bản " Chị em Thúy Kiều "(SGK ngữ văn 9, tập 1), giáo viên đưa ra một bức tranh vẽ chân dung chị em Thúy Kiều cho học sinh quan sát rồi chỉ đó là minh họa cho nhân vật là không phù hợp. Bởi qua sự miêu tả bằng ngôn từ rất mực tài hoa, Nguyễn Du đã phác họa nên hình ảnh của một tuyệt thế giai nhân mà với sự dẫn dắt của người giáo viên khi phân tích tác phẩm thì ở mỗi học sinh sẽ có những cảm nhận khác nhau về hình ảnh của chị em Thúy Kiều. Vì vậy, bức tranh minh họa chị em Kiều làm sao có thể so sánh với những nét vẽ rất mực tài hoa của Nguyễn Du như:
"Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da".
 Còn với vẻ đẹp của Thúy Kiều thì Nguyễn Du lại miêu tả như sau:
"Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh".
 Như vậy việc sử dụng trực quan của giáo viên trong tác phẩm này là chưa có hiệu quả.
 Hay trong văn bản " Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ văn 9 tập 1). Lúc anh Sáu về nhà bé Thu không nhận cha vì vết 

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_lua_chon_va_su_dung_do_dung_truc_quan_khi_d.doc