SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ DTTS 5-6 tuổi tại Làng Pleirơhai 1, Trường Mầm Non Nắng Mai Thành phố Kon Tum

I. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP:

           Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp phát triển tư duy, nhận thức và là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Đặc biệt, đối với trẻDTTS thì phát triển ngôn ngữ tiếng Việt lại càng đóng vai trò quan trọng, bởi tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của trẻ.Nhằm giúp trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số có một kỹ năng tiếng Việt nhất định để giao tiếp, học tập, tạo thuận lợi cho trẻ học tốt ở lớp 1. GV Trường MN Nắng Mai đã có nhiều biện pháp tổ chức thực hiện và trong quá trình thực hiện chúng tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy tại lớp.

           Lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi DTTS tại trường MN Nắng Mai có tổng số: 25; trẻ nữ: 10.     

           1. Thuận lợi:

            - Được sự quan tâm củaBGH nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cũng như tạo mọi điều kiện cho GV được tham gia tập huấn chuyên môn phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

           - GV đủ biên chế 2 GV/lớp, đạt trình độ chuẩn, trẻ khỏe, nhiệt tình trong công tác.Giáo viên chủ nhiệm là người Banah có điều kiện thuận lợi khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ với trẻ, giáo viên ở cùng làng với trẻ nên hiểu hoàn cảnh của từng trẻ.

docx 12 trang cogiang 14/04/2023 3820
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ DTTS 5-6 tuổi tại Làng Pleirơhai 1, Trường Mầm Non Nắng Mai Thành phố Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ DTTS 5-6 tuổi tại Làng Pleirơhai 1, Trường Mầm Non Nắng Mai Thành phố Kon Tum

SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ DTTS 5-6 tuổi tại Làng Pleirơhai 1, Trường Mầm Non Nắng Mai Thành phố Kon Tum
 số: 25; trẻ nữ: 10.	
	1. Thuận lợi:
	 - Được sự quan tâm củaBGH nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cũng như tạo mọi điều kiện cho GV được tham gia tập huấn chuyên môn phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 
	- GV đủ biên chế 2 GV/lớp, đạt trình độ chuẩn, trẻ khỏe, nhiệt tình trong công tác.Giáo viên chủ nhiệm là người Banah có điều kiện thuận lợi khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ với trẻ, giáo viên ở cùng làng với trẻ nên hiểu hoàn cảnh của từng trẻ.
	2. Khó khăn, hạn chế:
	 - Trẻ DTTS học tiếng Việt trên cơ sở tiếng Việt không phải tiếng mẹ đẻ của trẻ nên nhiều trẻ còn thụ động, rụt rè, nhút nhát và thiếu tự tin trong giao tiếp. Còn nói ngọng, phát âm chưa chính xác các chữ cái, từ, câu... được thể hiện qua kết quả đánh giá trẻ tháng 9/2020 như sau
Bảng 1: Tổng hợp kết quả đánh giá tháng 9/2020
STT
Nội dung đánh giá
Tổng số
Mức độ
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
01
- Nghe hiểu ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp
25
10
40
15
60
02
- Biết sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để nói được nhu cầu, cảm xúc ý nghĩ của bản thân
25
11
44
14
56
03
-Biết kể lại sự việc đơn giản, kể lại nội dung chuyện đã nghe bằng tiếng Việt rõ ràng theo trình tự nhất định
25
11
44
14
56
	- Lớp MG 5-6 tuổi DTTS, Trường MN Nắng Mai do tôi phụ trách có tổng số: 25 DTTS; trẻ nữ: 10.Một số trẻ đầu tiên mới ra lớp, nhút nhát ngại giao tiếp. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ khác nhau nên khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ. 
	- 100% phụ huynh học sinh là người DTTS đa số làm nông không có việc làm ổn định, nhận thức chưa cao nên GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi về cách chăm sóc giáo dục trẻ. Một số cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc luyện phát âm chuẩn cho trẻ ở nhà, còn phó mặc cho giáo viên. 
	- Môi trường và đồ dùng tổ chức phát triển ngôn ngữ tại trường, lớp chưa phong phú, đa dạng.
	- GV chưa chú trọng đến việc cung cấp và phát triển vốn từ tiếng Việt ở các hoạt động và các giờ sinh ...g Việt cho trẻ.Tôi sử dụng sản phẩm của trẻ để trang trí lớp. Các tranh ảnh trang trí, các góc hoạt động trong lớp có ghi chữ tiếng Việt và kèm theo chữ Banah là tiếng mẹ đẻ của trẻ ở phía dưới tạo môi trường chữ viết cho trẻ "đọc". Trên các mảng tường vẽ các câu chuyện '' Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn'' Chú dê đen'' Sự tích hoa hồng''và sưu tầm một số bộ truyện tranh phù hợp có nội dung hay ví dụ : Câu chuyện ''H'Lan đi học'' để đưa vào giảng dạy.
(Hình ảnh: Trẻ quan sát và kể chuyện theo tranh vẽ trên tường)
	- Phương tiện, đồ dùng, học liệu: Tăng cường sử dụng vật thật các vật liệu gần gũi trong cuộc sống của trẻ như: Cái gùi, bầu nước, cồng chiêng, cái rổ, cái rá.....để cung cấp vốn từ tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi 
 Ví dụ: Trong chủ đề Nghề truyền thống ở địa phương.
	Làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động như: một số con rối, có cử động tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình và sử dụng trong hoạt động kể chuyện buổi chiều thứ 4 hàng tuần, đọc cho trẻ nghe câu chuyện vào buổi chiều thứ 2 hàng tuần. 
	-Ví dụ: Đọc chuyện ''Tích chu'' 
	Tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn, sáng tạo, có ý tưởng sử dụng đồ vật sẵn trong môi trường lớp và trong cuộc sống của trẻ thực hành trải nghiệm. Khuyến kích trẻ làm ra đồ dùng, học liệu để phục vụ cho các con hoạt động phát triển ngôn ngữ đạt hiệu quả tốt.
	- Ví dụ: Qua các buổi hoạt động ngoài trời cho trẻ làm đồ chơi bằng lá mì, lá dừa, lá mít, hoa sứ để trẻ tạo ra được sản phẩm mà trẻ thích, các con vật như: (con trâu,con bướm, con ếch; đồng hồ,vòng đeo tay, vòng cổ, làm bánh...) 
Hoạt động ngoài trời cho trẻ làm đồ chơi bằng lá mì, lá dừa, lá mít, hoa sứ...; hoặc trẻ làm bộ sưu tập theo ý thích, làm bộ tranh truyện theo chủ đề trong giờ hoạt góc và hoạt động chiều theo ý thích cho trẻ.
Trong giờ hoạt động góc trẻ đóng tậ...Ví dụ: Cô hỏi trẻ : Con tên là gì ? Nhà con thuộc làng nào ? Phường gì ?.Khi hỏi tôi nói chậm rõ, nếu trẻ chưa hiểu câu hỏi tôi nhắc lại câu hỏi bằng tiếng mẹ đẻ của trẻ để trẻ nghe và hiểu nội dung câu hỏi, sau đó tôi hỏi lại bằng tiếng Việt. Tôi để trẻ trả lời tự nhiên theo sự hiểu biết của trẻ. Khi trẻ không trả lời được tôi gợi ý bằng cử chỉ, bằng trực quan cụ thể giúp trẻ hiểu và trả lời đúng và rõ. 
- Trong các hoạt động tôi chú ý quan sát và lắng nghe để sửa kịp thời câu, từ chưa đúng, chưa đủ, chưa trọn câu để giúp trẻ nói rõ ràng và chọn câu. Ví dụ: Trong giờ ăn cơm, cô tập cho trẻ nói trọn câu: Con mời cô ăn cơm, mời các bạn ăn cơm".
- Luyện cho trẻ nói nhiều lần, chậm rãi, rõ ràng: Thông qua hoạt động làm quen chữ cái, đọc thơ, kể chuyện, hát, giao tiếp trong các hoạt động khác thường xuyên.
Ví dụ: Trong giờ làm quen chữ cái, cho trẻ đọc từ dưới hình ảnh '' Thuyền buồm'' Cô chú ý quan sát, hỗ trợ những trẻ phát âm chưa rõ ràng. 
	Ví dụ: Trong HĐLQVH: Tôi luôn sưu tầm, sáng tác những bài thơ, câu chuyện dân gian mang đậm sắc thái văn hóa địa phương, phù hợp và lựa chọnnhững câu chuyện đơn giản, có nội dung từ cuộc sống gần gũi ở địa phương, dễ hiễu và đưa vào kế hoạch dạy trẻ, để đọc cho trẻ nghe, giúp trẻ tiếp thu kiến thức, ghi nhớ dễ dàng hơn(ví dụcâu chuyện ''H'Ly rủ bạn đi học'', câu chuyện ''Mỗi người một việc'' bài thơ ''Tiếng sấm - Bơr Grâm'', ''Bầu nước - Đak tơ lốp'', ''cồng chiềng - Ching chêng'').Khi kể chuyện, tôi kể nhiều lần và luôn thay đổi trực quan minh họa cho lời kể và thể hiện giọng điệu, tính cách của từng nhân vật trong chuyện một cách phù hợp nhằm giúp trẻ khắc sâu hơn nội dung cũng như tính cách của các nhân vật trong truyện. Tóm tắt nội dung câu chuyện, một cách ngắn gọn để giúp trẻ dễ hiểu và đàm thoại theo trình tự nội dung câu chuyện. Khi trẻ trả lời câu hỏi, tôi hướng dẫn trẻ trả lời trọn câu và chú ý rèn cho từng trẻ cách trả lời và sửa lỗi phát âm khi nói. 
	Trong tiết đọc thơ, cô luôn luôn theo dõi để giúp đỡ những trẻ

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_tieng_viet_cho_tre_dtts_5.docx