Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1. Về kiến thức chung cần nắm: 

   - Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện PL.

   - Biết cách thực hiện phápluật phù hợp với lứa tuổi.

   - Tôn trọng pháp luật, ủng hộ hành vi thực hiện đúng pl và phê phán những hành vi làm trái quy định của pl.

docx 4 trang cogiang 17/04/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
ã quy định. Thực hiện pháp luật có thể là việc thực hiện một thao tác nào đó nhưng đó cũng có thể là việc không thực hiện thao tác bị pháp luật cấm.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật
 - Sử dụng pháp luật : Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
 - Thi hành pháp luật (còn gọi là chấp hành luật) : Các cá nhân , tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
 - Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân , tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. 
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a.Vi phạm pháp luật
- Dấu hiệu của VPPL:
* Là hành vi trái pl
- Hành vi trái pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động.
+ Hành động: cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
+ Không hành động: cá nhân, tổ chức không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
- Hành vi trái pháp luật đó xâm hại tới các quan hệ xh được pháp luật bảo vệ.
* Do người có năng lực pháp lí thực hiện.
- Người đã đạt độ tuổi nhất định theo quy định pl.
- Người có thể nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình (không bị bệnh về tâm lí làm mất hoặc hạn chế khả năng nhân thức về hành vi của mình.)
* Người có hành vi trái pháp luật có lỗi.
 Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pl, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
Tóm lại: Vi phạm pl:
 - Là hành vi trái pl
 - Có lỗi, do người có năng lực pl thực hiện.
- Xâm hại đến các quan hệ được pl bảo vệ.
b. Trách nhiệm pháp lí
 Là nghĩa vụ mà cá nhân tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật
 Nhằm: -> Buộc chủ thể vi phạm ...hững gì pháp luật quy định.	
B. không được làm những gì pháp luật cấm.
 	C. phải làm những gì pháp luật quy định.	
 D. không cần làm những gì pháp luật quy định.
Câu 4. Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của 
mọi người.	B. chỉ những người có đủ 18 tuổi trở lên.
C. chủ thể vi phạm pháp luật.	D. người có hành vi không hợp đạo đức.
Câu 5. Dấu hiệu nào dưới đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành vi phạm pháp luật?
A. Hành vi trái pháp luật.	B. Hành vi vi phạm pháp luật.
C. Hành vi bất hợp pháp.	D. Hành vi sai trái. 
Câu 6. Cá nhân không làm những điều mà pháp luật cấm là đang
A. sử dụng pháp luật.	B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.	D. áp dụng pháp luật.
Câu 7. Quá trình thực hiện pháp luật chỉ đạt hiệu quả cao khi
A. chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chủ động, tự giác thực hiện đúng đắn quyền, nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp, pháp luật.
B. lực lượng bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm.
C. làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
D. nhà nước có hệ thống pháp luật đồng bộ.
Câu 8. Ông A là người có thu nhập, hằng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã
 A. sử dụng pháp luật.	B. tuân thủ pháp luật.
 C. thi hành pháp luật.	D. áp dụng pháp luật.
Câu 9. Đối tượng nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ?
A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.	
B. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi.	
C. Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.	
D. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi.
Câu 10. Trong các dấu hiệu vi phạm pháp luật dưới đây, dấu hiệu nào thể hiện trạng thái tâm lí của người biết hành vi của mình có thể gây hậu quả xấu nhưng vẫn để xảy ra?
A. Hành vi trái pháp luật.
B. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 11. Pháp luật nướ...o dưới đây?
A. Hình sự và hành chính.	B. Kỷ luật và dân sự.
C. Hành chính và dân sự.	D. Hành chính và kỷ luật.
Câu 15. Đến hạn trả nợ theo hợp đồng mà bà S vẫn chưa trả tiền vay cho mình nên chị L đã nhờ anh K đánh bà S bị thương phải nhập viện. Biết chuyện, chồng bà S là ông T đã yêu cầu chị L phải chịu trách nhiệm trong thời gian vợ mình nằm viện điều trị nhưng bị chị L từ chối, tức giận ông T đã đánh chị L gãy tay. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A. Bà S, chị L và anh K.	B. Chị L, anh K và ông T.
C. Chị L và anh K.	D. Bà S, chị L, anh K và ông T.
III. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC THÊM 
-Học sinh tìm đọc các tình huống pháp luật xảy ra trong cuộc sống và của chính bản thân tự xác định các hành vi đó thuộc loại thực hiện pháp luật nào.
- Tìm và mua sách hoặc đọc sánh:
1. “ Trọng tâm kiến thức và phát triển năng lực Thi môn GDCD” NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2020.
2. “Hướng dẫn học và ôn tập Môn GDCD chuẩn bị cho kì thi THPTQG”. Tác giả Vũ Đình Bảy. NXB ĐH Huế. (Lưu ý chọn năm xuất bản, tái bản gần nhất)
3. “Tuyển chọn 60 đề luyên thi môn GDCD 2019-2020”
IV. YÊU CẦU
- HS tự học dựa vào tài liệu này, kết hợp với nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khảo, các trang web tự học (nếu có). Nếu có vấn đề chưa rõ, HS có thể tương tác với GV qua các kênh thông tin khác nhau (tùy HS và GV) để được giải đáp.
-------------------------------------------Hết--------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_giao.docx