Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài: Công dân với các quyền tự do cơ bản và quyền dân chủ - Trường THPT Duy Tân

A. NỘI DUNG

I. Các quyền tự do cơ bản của công dân

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

a. Khái niệm

          Là quyền tự do về thân thể của công dân.

Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

 b.  Nội dung

* Không ai có quyền tự ý bắt, giam và giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.

* Tuy nhiên, pháp luật qui định được bắt, giam, giữ người trong trường hợp sau: 

           - Trường hợp 1: Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

                     -> Bắt: Cơ quan điều tra.

           - Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

+ Có căn cứ chứng tỏ người đó chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

+ Có nhân chứng.

+ Có vật chứng.

                     ->Bắt: Người có thẫm quyền theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

                     ->Bắt: Mọi công dân.

docx 8 trang cogiang 19/04/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài: Công dân với các quyền tự do cơ bản và quyền dân chủ - Trường THPT Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài: Công dân với các quyền tự do cơ bản và quyền dân chủ - Trường THPT Duy Tân

Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài: Công dân với các quyền tự do cơ bản và quyền dân chủ - Trường THPT Duy Tân
ắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
 	->Bắt: Mọi công dân.
2. Quyền được pháp luật về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 
a. Khái niệm
 	Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
b. Nội dung
* Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác: là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
 	- PL nước ta quy định:
 	 + Không ai được đánh người, nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe người khác.
 	 + Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
* Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
	- Xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác: là hành vi nói xấu, bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, xúc phạm làm tổn hại đến uy tín và danh dự của người đó.
	- Xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
a. Khái niệm 
 Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chổ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Trừ những trường hợp được pháp luật cho phép.
b. Nội dung  	
- Không ai được tự tiện vào chổ ở của người khác.
 	- Các trường hợp được khám chổ ở:
 	+ TH1: Khi có căn cứ để khẳng định chổ ở của người nào đó có vật chứng liên quan đến vụ án.
 	+ TH2: Khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh trong đó.
 	-> Việc khám xét chổ ở của người khác phải tuân theo trình tự và thủ tục do PL quy định.
4. Quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
 	- Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện sinh hoạt tinh thần, là bí mật đời tư cá nhân... nên phải được bảo đảm.
- Không ai được tự tiện ...dân chủ
1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử 
a. Khái niệm 
 	Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. 
b. Nội dung 
Quyền bầu cử
Quyền ứng cử
 Người có quyền
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên.
Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên.
TH không được thực hiện quyền
 4 trường hợp:
 - Người bị tước quyền bầu cử.
 - Người đang bị tù.
 - Người đang bị tạm giam.
 - Người mất năng lực hvi dân sự.
4 trường hợp:
 - Những TH không được bầu cử.
 - Người đang bị khởi tố.
 - Người đang chấp hành án.
 - Người đã chấp hành xong án nhưng chưa được xóa án.
Cách thực hiện
Thực hiện theo nguyên tắc:
 - Phổ thông: mọi công dân đủ điều kiện (PL quy định), đều được bầu cử. 
 - Bình đẳng: giá trị mỗi lá phiếu như nhau.
 - Trực tiếp: tự lựa chọn và bỏ phiếu vào thùng phiếu.
 - Bỏ phiếu kín: bí mật lá phiếu.
Thực hiện bằng 2 con đường:
- Tự ứng cử
- Được giới thiệu ứng cử.
c. Ý nghĩa 
­ Là cơ sở pháp lý, chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước,để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua các đại biểu do mình bầu ra.
­ Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta.
- Đảm bảo quyền bầu cử, ứng cử là đảm bảo quyền công dân, quyền con người trên thực tế. 
2. Quyền khiếu nại, tố cáo 
a. Khái niệm 
- Quyền khiếu nại: là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
 	- Quyền tố cáo: là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
b. Nội dung 
Khiếu nại
Tố cáo
Người có quyền
Cá nhân, tổ chức.
Công dân... đồng ý, quyết định có hiệu lực.
 + Nếu không đồng ý,tiếp tục tố cáo lên cấp trên.
- B4: Người có thẫm quyền giải quyết lần 2 xem xét giải quyết.
c. Ý nghĩa 
- Là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân.
- Là cơ sở pháp lí để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.
3. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
a. Khái niệm
 Quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương ; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.
b. Nội dung 
ï Ở phạm vi cả nước:
 	­ Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây xựng các văn bản pháp luật.
 	­ Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
ï Ở phạm vi cơ sở: 
 Thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm , dân kiểm tra”.
c. Ý nghĩa 
 	- Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả. 
	- Là cơ sở để nhân dân tham gia chủ động và tích cực vào việc quản lí nhà nước và xã hội.
B. BÀI TẬP
Câu 1. D cùng các bạn đá bóng, không may quả bỏng bay vào sân nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh. Tức giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh hai ngày. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về tài sàn. 	B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.	D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 2. Cho rằng trong quá trình xây nhà, ông A đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà c bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt rồi nhốt trong nhà 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_cong_dan_vo.docx