Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1. Về kiến thức chung cần nắm:   

- Nắm vững bản chất, đặc trưng của pháp luật; 

- Hiểu biết về vai trò của pháp luật đối với nhà nước, và đối với từng công dân

- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực của pháp luật.

- Biết cách thực hiện phápluật phù hợp với lứa tuổi.

2. Nội dung kiến thức cụ thể cần nắm:

1. Khái niệm pháp luật:  Pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. (hợp lí hợp tình)

2. Đạo đức: Những qui tắc xử sự do cộng đồng nào đó ban hành. Đảm bảo thực hiện bằng ý thức tự giác của các cá nhân trong cộng đồng đó.(hợp tình là yếu tố quan trọng)

docx 3 trang cogiang 17/04/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
p dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 
+ Pháp luật mang tính quyền lực và bắt buộc chung:
Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật. 
+ Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, nội dung:
*Các văn bản quy phạm pháp luật được:
+diễn đạt chính xác, một nghĩa.
+Thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+Nội dung các văn bản PL không được trái Hiến Pháp; các nội dung văn bản do cấp duới ban hành không được trái với nd vb của cấp trên. 
4. Bản chất của pháp luật
a. Bản chất giai cấp của pháp luật
- PL do nhà nước ban hành phù hợp ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
- PLXHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động.
b. Bản chất xã hội của pháp luật
- Pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi àPL phải vì cuộc sống,thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống và chuyển biến xã hội.
- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu lợi ích của các giai cấp và tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.
- Các quy phạm PL được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội
5 Vai trò của Pl:
3.1.Đối với công dân: PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình 
3.2. Đối với Nhà Nước: 
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. 
II. CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Bài tập tìm hiểu củng cố bài:
BT 1: Tìm ví dụ cụ thể về tính chặt chẽ về mặt hình thức và sự chặt chẽ về nội dung trong từng qui định và giữa các qui định của cấp trên và cấp dưới để tránh sự chồng chéo, bất hợp lí? 
*Hướng dẫn: Có thể tìm ví dụ qua các vụ việc đã xảy ra trong thực tế thuộc Luật An toàn giao thông và L...bắt buộc chung là một trong những
A. đặc điểm của pháp luật.	B. tính chất của pháp luật.
C. đặc trưng của pháp luật.	D. nội dung của pháp luật.
Câu 4. Pháp luật mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?
A. Giai cấp cách mạng.	B. Giai cấp tiến bộ.	
C. Giai cấp cầm quyền.	D. Giai cấp công nhân.
Câu 5. Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây ?
	A. Nên làm.	B. Phải làm.
	C. Được làm.	D. Không được làm.
Câu 6. Tìm câu sai trong những câu sau đây:
A. Pháp luật là phương tiện duy nhất để quản lí xã hội.
B. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm báo tính dân chủ và công bằng.
C. Nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
D. Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo bằng quyền lực nhà nước.
Câu 7. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.	B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.	D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
Câu 8. Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
	A. Tính phù hợp về mặt nôi dung.	B. Tính quy phạm phổ biến.
	C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.	D. Tính bắt buộc chung.
Câu 9. Việc đưa giáo dục pháp luật vào các nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Xây dựng pháp luật. 	B. Áp dụng pháp luật. 
C. Phổ biến pháp luật. 	D. Sửa đổi pháp luật.
Câu 10. Luật Giao thông đường bộ quy định cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều. Quy định này được áp dụng chung cho mọi người tham gia giao thông. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính uy nghiêm.	B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Yêu cầu chung cho mọi người.	D. Quy tắc an toàn giao thông.
Câu 11. Trên cơ sở của pháp luật về trật tự an toàn đô thị, đội trật tự của phường Y - thành phố X đã đưa ra quy định mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. C...n hôn nhân giữa những người có cùng giới tính” (Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2015) thể hiện bản chất nào của pháp luật?
A. Bản chất giai cấp	B. Bản chất xã hội
C. Bản chất giai cấp công nhân và nhân dân lao động.	D. Bản chất thực tiễn.
Câu 14: Điểm giống nhau về cơ bản giữa pháp luật đạo đức là 
A. điều chỉnh hành vi con người.
B. hình thành ý thức tuân thủ pháp luật.
C. phục vụ cho sự phát triển của kinh tế, xã hội.
D. hình thành ý thức tuân thủ giá trị đạo đức.
Câu 15: Quy định nào sau đây thể hiện đặc trưng tính chặt chẽ của các quy phạm pháp luật
A. Cấm người đang có vợ hoặc có chồng sống, kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng.
B. Người đang có vợ có chồng không nên sống, kết hôn với người hoặc đang có chồng,vợ.
C. Cấm người đã có vợ có chồng kết hôn với người đã có vợ có chồng.
D. Cấm người đã có vợ có chồng sinh sống như vợ chồng với người đang có vợ, chồng.
III. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC THÊM 
-Học sinh tìm đọc các tình huống pháp luật liên quan đến tính bắt buộc,cưỡng chế, tính chặt chẽ của pháp luật. Tìm các tình huống cụ thể đã xảy ra liên hệ với các đặc trưng, bản chất của pháp luật đã học trong bài.
- Tìm và mua sách hoặc đọc sánh:
1. “ Trọng tâm kiến thức và phát triển năng lực Thi môn GDCD” NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2020.
2. “Hướng dẫn học và ôn tập Môn GDCD chuẩn bị cho kì thi THPTQG”. Tác giả Vũ Đình Bảy. NXB ĐH Huế. (Lưu ý chọn năm xuất bản, tái bản gần nhất)
IV. YÊU CẦU
- HS tự học dựa vào tài liệu này, kết hợp với nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khảo, các trang web tự học (nếu có). Nếu có vấn đề chưa rõ, HS có thể tương tác với GV qua các kênh thông tin khác nhau (tùy HS và GV) để được giải đáp.
------------- HẾT-------------

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_giao.docx