Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Địa lí Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế- xã hội

a. Bối cảnh

   - Ngày 30 – 4 - 1975 đất nước được thống nhất, cả nước tập trung khôi  phục nền kinh tế

   - Điểm xuất phát thấp, nước ta đi lên từ nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, nhiều khó khăn.

b. Diễn biến

- Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm 1979, bắt đầu từ nông nghiệp, sau đó đến công nghiệp, dịch vụ.

- Đường lối đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986)

- Xu thế đổi mới (SGK)

c. Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn

- Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH kéo dài, đẩy lùi lạm phát.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt

- Đạt được những thành tựu lớn trong xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần...

docx 16 trang cogiang 17/04/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Địa lí Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Địa lí Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Địa lí Lớp 12 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
h tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt
- Đạt được những thành tựu lớn trong xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần...
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a. Bối cảnh
- Toàn cầu hoá vừa cho phép nước ta khai thác tốt hơn nguồn lực bên ngoài đồng thời tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt hơn trên trường quốc tế
- Việc bình thường hoá quan hệ Việt-Mĩ, nước ta là thành viên của ASEAN, APEC và WTO tạo điều điện nước ta mở rộng quan hệ và phát triển kinh tế.
b. Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực đã đạt được những thành tựu to lớn
- Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và hiện đại hoá đất nước.
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, an ninh khu vực...
- Ngoại thương phát triển ở tầm cao mới.
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập (SGK)
Bài 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lí
 - Nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. 
+ Trên đất liền giáp: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. 
+ Trên biển giáp: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.
- Nằm trên các đường hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng (nối châu Á với Châu Đại Dương, Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương), đầu mút của các tuyến đường bộ xuyên Á. 
- Phần trên đất liền : 
Điểm cực
Vĩ độ/Kinh độ
Địa điểm
Bắc
23o23'B
 xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Nam
8o34'B
 xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Tây
102o09'Đ
xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 
Đông
109o24'Đ
xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà
- Phần trên biển : 
+ Vĩ độ: hệ tọa độ địa lí kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50'B.
+ Kinh độ: từ khoảng 101o Đ đến trên 117o 20' Đ tại Biển Đông.
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
2. Phạm vi lãnh thổ
a) Vùng đất: gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, tổng diện tích: 331.212 km2...à nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để đảm bảo an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư...
+ Vùng đặc quyền về kinh tế:
. Là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. 
. Ở vùng này, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không theo Công ước quốc tế quy định. 
+ Thềm lục địa 
. Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. 
. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. 
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 tại Biển Đông.
c) Vùng trời 
- Là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới. 
- Trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam
a. Ý nghĩa tự nhiên
- Vị trí địa lí quy định thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
- Vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di lưu, di cư của nhiều loài sinh vật nên tài nguyên khoáng sản và sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể tạo sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa Bắc- Nam, miền núi- đồng bằng- ven biển.
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...
b. Ý nghĩa kinh tế, văn hoá-xã hội, quốc phòng
- Kinh tế: 
+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng 
+ Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Rất thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập thế...Các thung lũng sông hướng vòng cung: sông Cầu, sông Thương,... 
- Vùng núi Tây Bắc: 
 + Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam (Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa). Thung lũng sông hướng TB-ĐN.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng  cao ở hai đầu.
- Vùng núi Trường Sơn Nam: 
 + Gồm các khối núi và các cao nguyên. 
 + Khối núi Kon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, nghiêng về phía đông. 
 + Các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh ở phía tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500-800-1000m. 
* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du: bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100 m và bề mặt phủ badan độ cao khoảng 200m. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
b. Khu vực đồng bằng:  
* Đồng bằng châu thổ sông: Được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. 
 - Đồng bằng sông Hồng: rộng khoảng 15.000 km2, địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa. 
 - Đồng bằng sông Cửu Long: rộng 40.000 km2, địa hình thấp, phẳng. Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, mùa lũ nước ngập sâu, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, có nhiều vùng trũng chưa bồi lấp xong.
* Đồng bằng ven biển: 
- Có tổng diện tích 15.00

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_dia_l.docx