Giáo án Hoạt động khám phá khoa học Lớp Mầm 3 - Chủ đề: Bé tìm hiểu về cát - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Uyên Phương

I. Mục tiêu

- Biết một vài đặc điểm, tính chất của cát.

- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ; sờ, nắm để nhận biết và nói được một vài đặc điểm, tính chất của cát.

- Hứng thú tham gia hoạt động khám phá về cát.

II. Chuẩn bị

1. Cô: 

+ Mô hình đựng cát tự nhiên, chai nước (cát nhân tạo, một số tranh cát), khăn ẩm. 

+ Bài hát “Em yêu biển lắm; video chơi với cát

2. Trẻ: Cátđường cát trắng, ly nhựa, chai nước, thìa

doc 2 trang cogiang 20/04/2023 740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động khám phá khoa học Lớp Mầm 3 - Chủ đề: Bé tìm hiểu về cát - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Uyên Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động khám phá khoa học Lớp Mầm 3 - Chủ đề: Bé tìm hiểu về cát - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Uyên Phương

Giáo án Hoạt động khám phá khoa học Lớp Mầm 3 - Chủ đề: Bé tìm hiểu về cát - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Uyên Phương
)
+ Con có nhận xét gì về cát?
+ Khi cầm, nắm cát trong tay con cảm thấy như thế nào?
- Cô chốt lại: Hạt cát nhỏ, khô, cứng, cát khô càng nắm cát càng rơi xuống kẽ tay
- Cô đổ nước vào cát và cầm nắm cho trẻ quan sát, cùng tìm hiểu khi cát ướt 
(các hạt cát kết lại, vo thành cục nên không rơi qua kẽ tay.
- Cô lau sạch tay, nhắc trẻ khi chơi xong với cát phải rửa tay sạch sẽ, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Chơi: Con mèo kêu, sau đó cho trẻ di chuyển đến bàn làm thí nghiệm đơn giản với cát:
- Cô chia trẻ thành 2 nhóm để làm thí nghiệm 
+ Bỏ đường vào nước, đảo đều
 (cho trẻ nhận xét sau khi làm thí nghiệm “đường tan trong nước”)
+ Bỏ xốp vào nước, đảo đều 
(cho trẻ nhận xét sau khi làm thí nghiệm “xốp nhẹ nổi trên mặt nước)
+ Bỏ cát vào nước, đảo đều
 (Không tan, chìm xuống  đáy ly vì cứng và nặng)
- Tập trung trẻ gợi hỏi, trẻ nói lại về đặc điểm, tính chất của cát
 (Tạo cơ hội cho trẻ được nói về điều trẻ biết)
- Mở rộng: Cho trẻ xem cát nhân tạo, giới thiệu cho trẻ biết cát nhân tạo có nhiều màu sắc rất đẹp dùng để làm tranh cát, xem một số sản phẩm được làm từ cát.
+ Khi chơi với cát phải chú ý điều gì?
- Giáo dục trẻ không ném cát vào bạn, không đưa tay bẩn vào mũi, mắt, miệng
3. Vận động bài hát “Bé yêu biển lắm”, kết thúc bài

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_kham_pha_khoa_hoc_lop_mam_3_chu_de_be_tim.doc