Đề cương tự học tại nhà môn Ngữ văn Lớp 9 - Đợt 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Chu Văn An
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại
tưởng tượng giữa em với những người sống trên mây và sóng.
- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
1. Kiến thức:
- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại
tưởng tượng giữa em với những người sống trên mây và sóng.
- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tự học tại nhà môn Ngữ văn Lớp 9 - Đợt 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương tự học tại nhà môn Ngữ văn Lớp 9 - Đợt 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Chu Văn An
ưởng Nô-ben văn học 1913 (Tập "Thơ dâng"). Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả, chất trữ tình và triết lý. - Bài thơ viết bằng tiếng Ben-gan, nhà thơ dịch ra tiếng Anh in trong tập "Trăng non" (1915). II. Tìm hiểu chi tiết văn bản. 1. Lời mời của Mây và Sóng. Mây Sóng - Chơi từ... với bình minh vàng, vầng trăng bạc. - Đưa tay lên trời... được nhấc bổng lên. - Ca hát từ..., ngao du tù nơi này... - Nhắm nghiền mắt... sóng nâng đi. ==> Vẽ ra 1 thế giới kì diệu, màu sắc rực rỡ, âm thanh du dương, ngao du khắp nơi, cách đến đó đơn giản nhưng rất thích thú. 2. Thái độ của bé. - "Con hỏi: nhưng mà làm thế nào..." -> em bé cũng bị lôi cuốn và cũng lưỡng lự => miêu tả đúng tâm lý trẻ thơ. - "Con bảo mẹ mình đang đợi..."-> gián tiếp từ chối vì không muốn xa mẹ => rất yêu mẹ. 3. Trò chơi của bé. (1) - Con là mây, mẹ là vầng trăng, con ôm... mẹ, mái nhà là bầu trời. (2) - Con là sóng, mẹ là bến bờ, con lăn... cười... vào lòng mẹ. -> Có thiên nhiên, có mẹ, được ở bên mẹ. -> Trò chơi của em bé sáng tạo và ý nghĩa hơn. ==> Hình ảnh giàu sức liên tưởng, sinh động nhưng chân thật, phù hợp -> tình yêu mẹ tha thiết, hồn nhiên. III. Tổng kết. - Nghệ thuật: hình ảnh miêu tả giàu ý nghĩa tượng trưng, hình thức đối thoại trong độc thoại nhưng sinh động; cấu trúc bài thơ thể hiện rõ hơn chủ đề. - Nội dung: ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. IV. Luyện tập củng cố: - Học thuộc lòng bài thơ. Bài tập thực hành: (HS làm ra vở) Câu 1: Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giũa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì? Câu 2: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa? Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương) A. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: Nắm ... gần gũi, thân thiết ; dùng từ "thăm" -> xúc động, mong mỏi được gặp Bác. - Hình ảnh "...hàng tre bát ngát... Việt Nam" -> vừa ẩn dụ vừa nhân hóa -> gợi khung cảnh quen thuộc của làng quê thanh bình, của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. => Tâm trạng xúc động, bồi hồi sâu sắc của một người con từ mền Nam ra viếng lăng Bác. Khổ 2. Cảm xúc khi cùng dòng người vào lăng: - "...mặt trời trong lăng..." -> hình ảnh ẩn dụ ca ngợi sự bất tử, vĩ đại của Bác đối với sự nghiệp cách mạng. - "dòng người... kết tràng hoa..." -> hình ảnh ẩn dụ -> mọi người, tác giả đến với Bác bằng tấm lòng thương nhớ. => Những hình ảnh ẩn dụ, sáng tạo, đẹp, giọng thơ thành kính qua đó bày tỏ lòng tôn kính thương nhớ chân thành của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác. Khổ 3. Cảm xúc khi vào trong lăng: - "Bác nằm... bình yên..." -> sự yên tĩnh, trang nghiêm của khung cảnh, sự hiền từ thân thiết của người cha. - "Vẫn biết trời xanh..." -> hình ảnh ẩn dụ - Bác hóa thân vào trời đất. - "Mà sao nghe nhói..." -> xót xa, thương tiếc. => Vừa xúc động và cũng xót xa thương tiếc. Khổ 4. Cảm xúc trước khi rời lăng: - "Mai về... thương trào..." -> xúc động dâng trào, lưu luyến không muốn rời xa Bác. - "Muốn làm... muốn làm.." -> điệp ngữ - nhấn mạnh nguyện vọng hóa thân, hòa nhập để được ở bên Bác – sống xứng đáng với Bác. III. Tổng kết: - Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa đâu xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài thơ; thể thơ 8 chữ có nhịp điệu linh hoạt; hệ thống hình ảnh thơ vừa thực vừa kết hợp ẩn dụ có giá trị biểu tượng, biểu cảm cao. - Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Bài tập thực hành: (HS làm ra vở) Câu 1: Qua tình cảm của nhà thơ Viễn Phương, em nghĩ bản thân mình có làm điều gì đó để thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", bày tỏ tấm lòng kính yêu Bác? Câu 2: Tình
File đính kèm:
- de_cuong_tu_hoc_tai_nha_mon_ngu_van_lop_9_dot_9_nam_hoc_2019.pdf