Bài giảng Hoạt động làm quen với Toán - Đề tài: Đo độ dài 2 vật bằng một đơn vị đo. So sánh diễn đạt kết quả đo - Ngọc Lan

I.Mục tiêu :

- Sử dụng được dụng cụ để đo độ dài 2 vật bằng một đơn vị đo, so sánh diễn đạt kết quả đo.

- Phát triển kỹ năng đo, so sánh, diễn đạt kết quả đo rõ ràng, mạch lạc.

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và bạn.

II.Chuẩn bị :

- Cô: Bàn, bảng, băng giấy, phấn màu, 6 đoạn đường kẻ trong lớp

-Trẻ: Viên gạch, hình chữ nhật, que tính, phấn màu, bút màu, khối gỗ.

III.Tiến trình hoạt động:

*Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

- Trò chơi: Thỏ mẹ đi chợ, gợi ý hỏi trẻ đoán xem thỏ mẹ đi chợ ngoài mua gối , mua kèn, mua trống thỏ mẹ còn mua những gì? (Cái bảng, cài bàn)

- Cho trẻ quan sát và đoán xem cái bảng và cái bàn các nào dài hơn? Trẻ đoán theo hiểu biết của trẻ.

ppt 5 trang cogiang 20/04/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hoạt động làm quen với Toán - Đề tài: Đo độ dài 2 vật bằng một đơn vị đo. So sánh diễn đạt kết quả đo - Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hoạt động làm quen với Toán - Đề tài: Đo độ dài 2 vật bằng một đơn vị đo. So sánh diễn đạt kết quả đo - Ngọc Lan

Bài giảng Hoạt động làm quen với Toán - Đề tài: Đo độ dài 2 vật bằng một đơn vị đo. So sánh diễn đạt kết quả đo - Ngọc Lan
Dạy trẻ kỹ năng đo độ dài 2 vật bằng một đơn vị đo 
- Gợi ý cho trẻ nói lại cách đo chiều dài của 1 vật. 
- Cô đo mẫu chiều dài cái bảng và nói lại kỹ năng đo: Đặt một đầu của băng giấy trùng khít với 1 đầu cái bảng (sao cho mép đầu của băng giấy sát với mép trái của cái bảng), dùng phấn gạch sát vào đầu (bên phải) của băng giấy để làm dấu, sau đó nhấc băng giấy lên và đặt trùng khít sát với dấu vừa gạch và đánh dấu tiếp đầu kia, cứ như vậy cô đo cho hết chiều dài của cái bảng 
- Cho trẻ đếm số lần đo và diễn đạt kết quả 
. 
- Tương tự cô mời 1 trẻ lên đo chiều dài của cái bàn, cho trẻ đếm số lần đo và diễn đạt kết quả đo. 
- Cho trẻ so sánh kết quả đo chiều dài của cái bảng so với chiều dài của cái bàn, gợi ý giúp trẻ nói trọn câu về kết quả đo. 
 Ví dụ : Cái bảng dài hơn cái bàn vì có 5 lần đo còn cái bàn ngắn hơn vì có 3 lần đo 
- Cô củng cố: Ta có thể dùng một đơn vị để đo chiều dài của các đồ vật và kết quả mỗi lần đo sẽ khác nhau. Vì chiều dài của đồ vật nào dài hơn thì số lần đo sẽ nhiều hơn và ngược lại chiều dài của vật nào ngắn hơn thì số lần đo sẽ ít hơn. 
*Hoạt động 3: Luyện tập 
-Trẻ đứng lên chơi trò chơi “Ồ sao bé không lắc” về 3 tổ, mỗi trẻ dùng 1 đơn vị đo là “ Hình chữ nhật” để đo chiều dài viên gạch và chiều dài của cái bảng con. 
- Sau mỗi lần đo cho trẻ tự kiểm tra, đếm và diễn đạt kết quả đo, Cô chú ý bao quát, gợi ý giúp trẻ đo chính sát 
. 
- Trẻ so sánh diễn đạt kết quả đo rõ ràng 
*Trò chơi : Đo độ dài của 2 đoạn đường 
- Cô gợi ý trẻ đo chiều dài của 2 đoạn đường ( Cô cùng trẻ qui ước đoạn đường a và đoạn đường b)bằng đơn vị đo là khối gỗ. 
- Cho trẻ chia 3 tổ về nhóm tiến hành đo, cô đi từng nhóm bao quát gợi ý giúp trẻ mỗi một đoạn đường, mỗi nhóm chỉ chọn 1 bạn đo, 1 bạn gạch dấu, các bạn còn lại ngồi quan sát và kiểm tra, đếm số lần bạn đo cho chính xác. 
- Sau khi đo xong cho trẻ diễn đạt kết quả đo, so sánh kết quả đo của 3 tổ xem có giống nhau không? cô kiểm tra, nhận xét, kết thúc tiết học . 
Ví dụ: Đoạn đường màu

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hoat_dong_lam_quen_voi_toan_de_tai_do_do_dai_2_vat.ppt