Bài giảng Hoạt động khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của nước - Ngọc Lan

I.Mục tiêu:

- Biết một số đặc điểm, tính chất, lợi ích của nước đối với đời sống con người, cây cối và con vật. Biết nước có thể đổi màu

- Phối hợp các giác quan: Sờ, nếm, ngửi, nhìn để quan sát, phán đoán, thảo luận và làm thí nghiệm đơn giản

- Sử dụng một số từ, ngữ để mô tả đặc điểm, tính chất, lợi ích và các trạng thái của nước

- Hứng thú thích tìm hiểu, khám phá về nước.

II.Chuẩn bị:

- Cô: Ly thủy tinh, bình thủy nước, sữa tươi, si rô dâu, 4 khay đá có hình dạng khác nhau

-Phim nhạc nước, 4 chậu nước

-Trẻ: Ly nhựa, muỗng, chanh, đường, cam, chai nước lọc, muỗng.

 

ppt 8 trang cogiang 20/04/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hoạt động khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của nước - Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hoạt động khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của nước - Ngọc Lan

Bài giảng Hoạt động khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của nước - Ngọc Lan
ông nhìn thấy cái muỗng). > Nước không màu, trong suốt 
-Trẻ về 4 nhóm cho trẻ cằm, nắm nước trong bàn tay hỏi trẻ có cầm , nắm nước được không? Vì sao ta không cầm, nắm được nước? > Nước là chất lỏng nên không cầm, nắm được. 
- Trẻ đổ nước lọc vào ly ngửi, nếm và nhận xét mùi, vị của nước. 
Cô kết luận: Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị 
Tìm hiểu các trạng thái của nước 
- Chúng mình vừa biết được nước là một chất lỏng, vậy ngoài chất lỏng nước còn có ở dạng nào? 
- Cô đưa khay đá cho trẻ sờ, thấy có cảm giác như thế nào? (lạnh và cứng) 
- Vì sao nước lại đông cứng và có hình dạng khác nhau? 
 Chuẩn xác: Nước có thể chuyển từ chất lỏng sang chất rắn khi ở nhiệt độ dưới 0 độ c và hình dạng của đá phụ thuộc vào từng khuôn khi cho vào ngăn đá (Dạng rắn) 
 Cô đổ nước sôi ra ly thủy tinh và đậy nắp lại, cho trẻ quan sát nắp ly thấy có hiện tượng gì? 
 Chuẩn xác: Nước đang ở chất lỏng khi đun sôi nước có thể bốc hơi được hoặc ở ngoài trời với nhiệt độ cao nước cũng có thể bốc hơi được (dạng hơi) 
 Kết luận: Nước tồn tại ở 3 trạng thái: Chất lỏng , rắn và hơi(Xem hình ảnh) 
LỎNG 
Rắn 
HƠI 
*Thí nghiệm : Nước đổi màu. 
- Cho trẻ về nhóm quan sát: Chanh, đường, si rô, cho trẻ suy đoán và tự chọn vật liệu để tạo cho ly nước của mình, gợi ý trẻ nói lên sự thay đổi của ly nước, cho trẻ nếm nhận xét mùi vị ly nước trẻ tạo ra.) 
Kết luận : Nước có thể hòa tan được một số chất như đường, cam, chanh, si rô, muối...và nước có thể đổi màu dưới tác động một số chất khác 
2.Lợi ích của nước, bé làm gì để bảo vệ nước? 
- Trẻ kể lợi ích của nước 
Cô củng cố: Nước rất cần thiết và quan trong đối với đời sống con người , con vật và cây cối, Nếu thiếu nước con người, cây cối và con vật không thể sống được, giáo dục trẻ biết bảovệ nguồn nước , không vứt rác xuống ao , hồ và sử dụng nước tiết kiệm, không lãng phí. 
 Nước còn có 1 điều rất kỳ diệu 
- Cho trẻ xem phim nhạc nước. Kết thúc tiết học 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hoat_dong_kham_pha_khoa_hoc_lop_la_de_tai_su_ky_di.ppt