SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng Lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thông giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Giáo dục mầm non có tác dụng cực kì quan trọng trọng việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang chuyển mình vươn lên đỉnh cao của thời đại “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Vì vậy để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển đi lên của xã hội thì việc cải tiến phương pháp giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng, khả năng nhận biết cho trẻ là vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục thì trong trường mầm non phải kết hợp song song việc chăm sóc thể lực và giáo dục trí tuệ cho trẻ. Làm tốt được điều đó thì các hoạt động trong trường mầm non đóng vai trò then chốt, trong đó không thể thiếu được hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ. Nó là một trong những hoạt động chính, giữ vị trí quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
docx 20 trang cogiang 14/04/2023 4120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng Lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng Lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết

SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng Lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thông giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Giáo dục mầm non có tác dụng cực kì quan trọng trọng việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang chuyển mình vươn lên đỉnh cao của thời đại “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Vì vậy để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển đi lên của xã hội thì việc cải tiến phương pháp giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng, khả năng nhận biết cho trẻ là vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục thì trong trường mầm non phải kết hợp song song việc chăm sóc thể lực và giáo dục trí tuệ cho trẻ. Làm tốt được điều đó thì các hoạt động trong trường mầm non đóng vai trò then chốt, trong đó không thể thiếu được hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ. Nó là một trong những hoạt động chính, giữ vị trí quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình dễ tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự ...từ cho trẻ. Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này thì nhu câu giáo tiếp của trẻ rất lớn, song do bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển, trẻ thường mắc lỗi phát âm: Cá – chá, không cần – Hông chần,đặc biết vốn từ của trẻ còn nghèo nàn.
Ở lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi trẻ còn nối lắp và nói ngọng nhiều nhưng nó là thời kỳ “Phát cảm về vốn từ” tức là vốn từ phát triển rất nhanh, trẻ rất ham nói “Trẻ lên ba cả nhà học nói”. Đặc biệt lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi sự phát triển vốn từ đạt tới tốc độ rất nhanh mà sau này khi lớn lên khó có giai đoạn nào sánh bằng. Vì thế việc phát triển vốn từ cho trẻ là vô cùng cần thiết, giúp trẻ hoàn thiện hơn bộ máy phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ. Từ đó giúp trẻ tự tin hơn trong giáo tiếp và lình hội tri thức tốt hơn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Là một cô giáo mầm non trực tiếp dạy trẻ 24 – 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác, đúng tiếng phổ thông. Vì vậy tôi đã dạy trẻ thông qua các hoạt động khác nhau và dạy trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá về sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24 - 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ chăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau đặc biệt là môn nhận biết tập nói và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. 
Qua một năm dạy trên lớp và tiếp xúc với học sinh thông q...hiện đề tài: Đề tài được thực hiện trong năm học: 2019 – 2020 (Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020) tại trường mầm non Mỹ Hưng - Thanh Oai - Hà Nội. 
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Thuận lợi
Trường mầm non Mỹ Hưng là một trong những trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ I của huyện Thanh Oai - TP Hà Nội. Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất theo thông tư 02 của Bộ GD & ĐT
 Sĩ số trẻ bảo đảm cho điều kiện dạy và học. Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn có sức khỏe tốt để tham gia vào các hoạt động
 Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện cho tôi cũng như các giáo viên trong trường phát huy được hết khả năng của mình trong quá trình giảng dạy, được đi học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề, học tập thăm quan ở các trường bạn.
Trong lớp 3 cô đều đạt trình độ chuẩn trở lên, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động
Tôi luôn có ý thức tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyện môn và nâng cao chất lượng dạy trẻ
 Lớp được nhà trường trang bị đầy đủ trang thiết bị nghe nhìn hiện đại: Tivi màn hình lớn, loa, đài
 Tại lớp có đủ các góc cho trẻ hoạt động, bố trí các góc phù hợp, dễ lấy và cất đồ dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ chơi.
- Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ tạo mọi điều kiện hỗ trợ về đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các góc chơi.
3.2. Khó khăn
Đầu năm nhận thức của trẻ không đồng đều do tháng sinh của trẻ chênh nhau.
Có một số trẻ khi ra lớp vốn từ hạn chế, chưa biết cách giao tiếp và biểu đạt mong muốn, nhu cầu của bản thân
Tất cả trẻ trong lớp đều là con em ở nông thôn nên ít được sự quan tâm của bố mẹ và gia đình trong việc phát triển vốn từ cho trẻ. Họ chỉ nghĩ đơn giản đến trưởng chỉ cần đảm bảo ăn, ngủ, vệ sinh của con em mình. Không quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ nên không bồi dưỡng thêm cho con ở nhà.
Từ những nguyên nhân trên và thực tiễn đã áp dụng ở lớp học của mình dưới góc độ là một giáo viên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng l

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tu_cho_tre_24_36_thang.docx