SKKN Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non 19/5 thị trấn ĐắkRVe, huyện Kon Rẫy - Triệu Thị Bích Hạnh

Như chúng ta đã biết sự nghiệp Giáo dục luôn được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển. Trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng luôn nêu cao vai trò quan trọng của nền giáo dục nước nhà, tại Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương 2 Khóa VIII đã ban hành Nghị quyết thực hiện các chủ trương của Đảng, nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và Đào tạo  trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( CNH, HĐH), lĩnh vực Giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ Quốc, cụ thể là: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất thiết bị giáo dục đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa.
doc 23 trang cogiang 17/04/2023 5340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non 19/5 thị trấn ĐắkRVe, huyện Kon Rẫy - Triệu Thị Bích Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non 19/5 thị trấn ĐắkRVe, huyện Kon Rẫy - Triệu Thị Bích Hạnh

SKKN Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non 19/5 thị trấn ĐắkRVe, huyện Kon Rẫy - Triệu Thị Bích Hạnh
 và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế. Tại Nghị quyết này một lần nữa khẳng định quan điểm của Đảng ta là Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tại quan điểm thứ sáu của Nghị quyết khẳng định: " Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển Giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa hỗ trợ Giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo".
Để phát triển Giáo dục và đào tạo Đảng đã coi xã hội hóa giáo dục (XHHGD) không chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế mà còn là  tư tưởng của thời đại, là giải pháp chiến lược đưa Giáo dục và Đào tạo lên tầm cao mới. Nghị quyết TW4 (khoá VII) khẳng định “ huy động toàn xã hội làm Giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền Giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước ”. Tiếp đó các nghị quyết văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ “các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá” cụ thể hơn Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX nhấn mạnh “ Thực hiện chủ trương XHHGD ”, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo” và nhắc nhở rằng “ Việc đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện xã hội hoá trong các lĩnh vực này triển khai chậm ”. Các quan điểm, định hướng đó lại được thể chế hoá bằng luật Giáo dục 2005, Điều lệ trường mầm non. Trong giai đoạn hiện nay việc làm tốt XHHGD cũng là thực hiện một trong năm tiêu chuẩn cần đạt và là giải pháp nòng cốt để xây dựng và duy trì trường ... lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Chính vì những lí do nêu trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “ Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non 19/5 Huyện Kon Rẫy ".
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non 19/5 Huyện Kon Rẫy.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu :
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về XHHGD.
3.2 Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện XHHGD ở trường mầm non 19/5 Huyện Kon Rẫy.
3.3 Đề xuất một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh XHHGD ở trường mầm non.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non 19/5 Huyện Kon Rẫy.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình thực hiện đề tài, chủ yếu dùng 3 nhóm phương pháp sau:
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập tài liệu, tìm đọc, phân tích các văn bản, văn kiện, chủ trương, nghị quyết, sách báo và các tài liệu liên quan đến đề tài.
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: Khảo sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm...
 - Nhóm phương pháp xử lí thông tin: Phân tích, tổng hợp, thống kê, sử dụng vi tính...
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
 1. Khái niệm về XHHGD
 Từ sau Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, xã hội hóa giáo dục là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Văn kiện Hội nghị này nêu rõ XHH công tác giáo dục là “ huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước ”.
 Nghị quyết 90- CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21-8-1997 đã xác định khái niệm XHHGD như sau, đó là: 
 Là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục; 
 Là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, c...hiệp đối với sự nghiệp giáo dục. 
Ba là nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân, của mỗi người đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt việc học tập của nhân dân.
 Như vậy XHHGD không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước. XHHGD không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược. XHHGD nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị-kinh tế-văn hoá xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. XHHGD còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đất nước, hình thành thói quen học suốt đời trong từng người dù là trí thức hay lao động chân tay, dù trẻ hay cao tuổi.
 Xã hội hóa giáo dục nhà trường có chức năng vừa phát triển xã hội, vừa thực hiện phúc lợi xã hội, vừa thực hiện dịch vụ xã hội. Giáo dục không chỉ là phương tiện đổi mới và phát triển, điều kiện sinh tồn của bản thân xã hội mà nó còn được coi là động lực của sự phát triển kinh tế - Xã hội. Khi xã hội phát triển lên một mức mới; nó sẽ tạo điều kiện, cơ hội mới cho giáo dục, đồng thời nó đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi và thúc đẩy Giáo dục tự nâng mình lên đáp ứng yêu cầu xã hội. nghĩa là hệ thống Giáo dục phải là hệ tự điều chỉnh.
 Giáo dục nhà trường phải gắn liền với cộng đồng, phát triển vì mục đích của cộng đồng. Vì vậy, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng sẽ tạo ra sự thống nhất giữa mục đích, lợi ích của mỗi gia đình, mỗi cá nhân với mục tiêu của cả cộng đồng, tạo điều kiện để XHH cá nhân, huy động tối đa các nguồn lực của cộng đồng, tạo động lực cho việc huy động cộng đ

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_cua_hieu_truong_nham_day_manh_cong_tac.doc