Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một”

Trong các môn khoa học và kỹ thuật, toán học giữ một vị trí nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là một môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Nó còn giúp chúng ta rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác như: Cần cù và nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lý.Để đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra, Giáo dục và đào tạo phải có những cải tiến, điều chỉnh, phải thay đổi về nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp.Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác , chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
pdf 13 trang Phi Hiệp 23/03/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một”

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn ở lớp Một”
 bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực 
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 
 II/ Lý do chọn đề tài: 
 Đối với môn Toán lớp 1, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả 
một bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, 
giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày một cách thực 
tế.Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy học sinh còn nhiều khiếm khuyết trong giải 
toán.Đặc biệt là giải toán có lời văn. 
 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, qua thực tế giảng dạy tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kinh 
nghiệm:«Nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức“Giải toán có lời văn”ở lớp Một” 
 III/Phạm vi nghiên cứu: 
 Đối với mạch kiến thức :"Giải toán có lời văn", là một trong những mạch kiến thức cơ bản 
xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển 
trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn 
là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được 
giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn 
là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. 
 Đối với đề tài “Giải toán có lời văn” tôi chỉ giới hạn ở chương trình lớp Một. 
 IV/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 
 3
 Được áp dụng rộng rãi trong chương trình thay sách giáo khoa mới hiện nay,giáo viên dễ 
dàng áp dụng vào các dạng toán có lời văn ở lớp Một. 
PHẦN NỘI DUNG 
 I - Cơ sở lý luận: 
 Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì mạch kiến thức “Giải 
toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối 
với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với lớp Một: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả 
năng tư duy lôgic của các em ...ao nhiêu cây? 
Xếp loại 
Điểm 
Số học sinh 
đạt/Tổng số 
Lỗi của học sinh trong bài khảo sát 
Tỉ lệ 
% 
Giỏi 9 - 10 4/22 18,2% 
Khá 7 - 8 5/22 Trình bày còn bẩn, câu lời giải chưa 
chuẩn 
22,7% 
Trung 
bình 
5 - 6 7/22 Chỉ làm đúng phép tính, và đáp số 
đúng, sai tên đơn vị, sai câu lời giải 
31,8% 
Yếu Dưới 5 6/22 Không biết làm bài. 27,3% 
a/ Ưu điểm 
 - Phần lớn học sinh biết làm bài toán có lời văn. Kết quả của bài toán đúng. 
 - Học sinh ham học, có hứng thú học tập môn Toán nói chung và “Giải bài toán có lời văn” nói 
riêng. 
 - Học sinh bước đầu biết vận dụng bài toán có lời văn vào thực tế. 
b/Hạn chế 
 - Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp. 
 4
 - Một số học sinh chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp. 
 - Một số ít học sinh không hiểu nội dung bài toán có lời văn dẫn đến không làm được bài. 
 2) Về đồ dùng dạy học : 
 Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, để học sinh học tốt “Giải toán có lời văn” 
trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh hoạ. 
 Trong những năm qua, các trường tiểu học đã được cung cấp khá nhiều trang thiết bị và đồ 
dùng dạy học cho từng khối lớp nhưng thống kê theo danh mục thì số lượng vẫn chưa đáp 
ứng được đầy đủ yêu cầu dạy “Giải toán có lời văn”. 
 3) Về giáo viên 
 Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa phát huy 
được tính tích cực chủ động của học sinh, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào 
tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày. Một số giáo viên dạy theo cách thông báo kiến thức sẵn 
có, dạy theo phương pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là “thầy 
truyền thụ, trò tiếp nhận ghi nhớ ». Một số giáo viên còn ngại đầu tư làm thêm đồ dùng dạy 
học để phục vụ cho tiết dạy, ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng 
phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải và giải toán còn 
khó hiểu. 
 4) Những sai lầm và khó khăn thường gặp của giáo viên và họ... riêng còn chưa cao. 
III/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề : 
 1) Nắm bắt nội dung chương trình 
 Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung, "Giải bài toán có lời văn" nói riêng, điều đầu tiên 
mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa.Trong chương trình 
 5
toán lớp Một, giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể dạy ngay "Bài toán có 
lời văn". Mặc dù đến tận tuần 23, học sinh mới được chính thức học cách giải "Bài toán có 
lời văn" song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay từ bài "Phép cộng 
trong phạm vi 3 (Luyện tập) " ở tuần 7. 
 Bắt đầu từ tuần 7 cho đến các tuần 35 trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng, trừ trong 
phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng "Nhìn tranh nêu phép tính" ở đây học 
sinh được làm quen với việc: 
 - Xem tranh vẽ. 
 - Nêu bài toán bằng lời. 
 - Nêu câu trả lời. 
 - Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh). 
 Ví dụ: Sau khi xem tranh vẽ ở trang 46 (SGK), học sinh tập nêu bằng lời : "Có 1 quả bóng 
trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?" rồi tập nêu miệng câu trả lời : "có tất 
cả 3 quả bóng", sau đó viết vào dãy năm ô trống để có phép tính : 
1 + 2 = 3 
2) Dạy "Giải bài toán có lời văn" ở lớp 1. 
 Quy trình " Giải bài toán có lời văn " thông thường qua 4 bước: 
 - Đọc và tìm hiểu đề bài. 
 - Tìm đường lối giải bài toán. 
 - Trình bày bài giải 
 - Kiểm tra lại bài giải. 
 a) Đọc và tìm hiểu đề toán 
 Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp 
các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề 
toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như " thêm , và , tất cả, ... " hoặc "bớt, bay đi, ăn 
mất, còn lại , ..." (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, 
giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá 
nhiều các từ ngữ, hoặc gạch chân các từ cha sá

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_mach_kie.pdf