Sáng kiến kinh nghiệm Mục đích việc tổ chức hoạt động phát triển vận động

* Mục đích việc tổ chức hoạt động phát triển vận động là hướng đến sự phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non nhằm tích cực hóa hoạt động vận động, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ cho trẻ.

Hoạt động phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể lực cho trẻ. Rèn luyện thể lực điều đặn và có hệ thống sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Rèn luyện các cơ bắp sẽ giúp duy trì sự cân bằng bền vững hơn trong nội tạng cơ thể, làm cho việc trao đổi chất được tốt hơn, cũng cố hệ tuần hoàn và hô hấp, nhờ vậy mà thể lực được nâng cao. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. 

docx 5 trang cogiang 14/04/2023 4820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mục đích việc tổ chức hoạt động phát triển vận động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Mục đích việc tổ chức hoạt động phát triển vận động

Sáng kiến kinh nghiệm Mục đích việc tổ chức hoạt động phát triển vận động
ính tích cực vận động cho trẻ trong trường mầm non, giáo viên có thể áp dụng những biện pháp khác nhau một cách sáng tạo nhằm nâng cao tính tích cực vận động của trẻ như: xây dựng môi trường kích thích trẻ hứng thú tích cực vận động; sử dụng biện pháp trò chơi trong hoạt động phát triển vận động; tổ chức đa dạng các hình thức thi đua nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân, tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, thi đấu
1. Xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ 
Môi trường sẽ thể hiện như một người giáo viên thứ hai của trẻ, có thể khuấy động sự tò mò, ham thích khám phá của trẻ. Môi trường do giáo viên xây dựng sẽ đặt trẻ vào vị thế chủ thể tích cực của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, góp phần hình thành quan điểm, chính kiến riêng, tính tự lực, sáng tạo của trẻ.
Môi trường với nội dung hoạt động mang tính chất phát triển vận động luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác.
Nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn và được tính bằng bước chân của trẻ. Trẻ hoạt động rất tích cực, luôn ở trong trạng thái vận động, luôn chân, luôn tay không ngồi yên. Điều này làm cho trẻ phát triển nhanh, tốt về thể lực, trí tuệ Vì vậy, người lớn không nên bắt trẻ ngồi yên cũng như không hạn chế, cấm đoán trẻ vận động, hoạt động. Grace Nash nhấn mạnh tầm quan trọng của vận động: “Vận động là nhu cầu cần thiết cho sự phát triển cả tinh thần lẫn thể chất”.
2. Giáo viên tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận động 
Môi trường trong lớp: Cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng có thể tận dụng mọi không gian để trẻ tăng cường vận động như: Khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ thông qua thiết kế các vận động (như đi thăng bằng trên ghế thể dục, ném xa, ném vòng vào chai). Ngoài ra nên treo các quả bóng ở độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, một vài cổng chui làm từ các vật liệ...ào buổi tập. Ví dụ: “Trườn sấp” giống như các chú bộ đội, bài tập “vươn thở” cho trẻ bắt trước gà gáy, thổi bóng, ngửi hoa, bài tập “ bò” bò như chuột, động tác “ nhảy” nhảy qua rãnh nước, nhảy như thỏ.
Sử dụng trò chơi vận động để tiến hành bài tập. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động phát triển tố chất vận động khi thực hiện các vận động, thao tác trong trò chơi. Ví dụ: trò chơi “đuổi bắt” vận động chạy, “chuông reo ở đâu?” rèn luyện khả năng định hướng âm thanh, không gian cho trẻ.
Hoạt động trò chơi mang tính tổng hợp và được xây dựng kết hợp với những kỹ năng vận động khác nhau như chạy, nhảy, bò trong khi chơi trẻ có khả năng giải quyết bài tập mới xuất hiện một cách sáng tạo, thể hiện tính độc lập, nhanh trí trong việc lựa chọn cách thức vận động, những tình huống biến đổi bất ngờ trong quá trình chơi, sẽ kích thích thực hiện nhanh hơn, khéo léo hơn.
4. Biện pháp thi đua:
Nét nổi bật của biện pháp thi đua là sự đua tài, đọ sức, giành vị trí vô địch hoặc để đạt thành tích cao. Biện pháp thi đua đòi hỏi yêu cầu cao đặc biệt đối với sức mạnh thể chất và tinh thần của người tập, tạo nên sự căng thẳng về tâm lý rất lớn do yếu tố ganh đua trong quá trình thi đấu.
Đối với trẻ mầm non biện pháp thi đua sử dụng sau khi trẻ nắm tương đối vững các bước thực hiện bài tập vận động. Thường áp dụng biện pháp này ở mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn khi trẻ có kinh nghiệm vận động.
Mục đích của thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở mức độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội cho trẻ. Thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, phát triển các tố chất vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện.
5. Biện pháp thi đua tiến hành dưới 2 dạng: 
+ Thi đua cá nhân: Giáo viên nên chọn các cháu ngang sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau, để tránh gây nản chí giữa các cháu. Lúc đầu, giáo viên yêu cầu trẻ thực hi...tổ chức lễ hội. Trong ngày hội này, tất cả các trẻ được tham gia thể dục, thể thao một cách tích cực, hào hứng, sôi nổi. Qua đó, thúc đẩy các hoạt động tập thể, gây không khí náo nức cho trẻ vì trẻ được tham gia “biểu diễn”, “thi tài” của tập thể lớp mình cho các lớp khác xem. Trong quá trình hoạt động tập thể như vậy sẽ phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn, tự tin hơn, tinh thần tập thể và để lại cho trẻ ấn tượng cảm xúc vui vẻ, phấn khởi, óc thẩm mĩ về về cái đẹp khi vận động của các “vận động viên tí hon”.
Hình thức tổ chức ngày hội thể dục thể thao ở trường mầm non nhằm khuyến khích phong trào thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng yêu thích thể thao, góp phần cũng cố và hoàn thiện kĩ năng, kỹ xảo vận động ở trẻ. Trẻ có cơ hội thể hiện tính chủ động, tích cực, sáng tạo và độc lập trong việc thực hiện các kỹ năng vận động một cách tự giác, đồng thời sẽ hình thành các phẩm chất nhân cách như tính kiên trì, bền bỉ, biết vượt qua khó khăn, cố gắng đạt mục đích, kích thích sự say mê, hứng thú ở trẻ, giáo dục tinh thần tập thể, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, trách nhiệm với công việc.Tạo ra không khí thi đua, biểu dương sức khoẻ của trẻ, rèn luyện thể lực giữa các lớp trong trường. Thông qua hoạt động này sẽ hình thành ở trẻ những tình cảm tích cực với sự vật, hiện tượng, con người xung quanh.
7. Một số điều cần lưu ý
1. Nên xem xét việc lồng ghép các trò chơi vận động trong tất cả các hoạt động thuộc các lĩnh vực nhằm làm tăng thêm sự hứng thú tích cực vận động. Qua đó giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
2. Để trẻ tham gia trò chơi vận động nhiều lần mà không nhàm chán giáo viên cần 
* Lưu ý:
+ Tăng dần độ khó của các trò chơi (về yêu cầu, luật chơi, hành động chơi) đồng thời có thể khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các trò chơi mới.
+ Sử dụng các loại trò chơi một cách phong phú, đa dạng (trò chơi dùng lời, trò chơi sử dụng đồ vật, trò chơi mang tính thể thao, thi đấu).
+ Khi chơi phải tạo không khí thi đua, hào hứng đ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_muc_dich_viec_to_chuc_hoat_dong_phat_t.docx