Phiếu hướng dẫn học sinh tự ôn tập tại nhà môn Tiếng Việt Lớp 5 - Thời gian từ 02/3 đến 08/3/2020 - Trường TH Hùng Vương
I. ĐỌC ( Học sinh đọc các bài tập đọc sau và trả lời các câu hỏi cho phụ huynh nghe.)
Bài: “Tác phẩm của Si – le và tên phát xít ” (Sách TV5, tập 1, trang 58).
H: Vì sao tên phát xít Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
H: Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng i Đức như thế nào?
Bài: “Kì diệu rừng xanh ” (sách TV5, tập 1, trang 75)
H: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
H: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu hướng dẫn học sinh tự ôn tập tại nhà môn Tiếng Việt Lớp 5 - Thời gian từ 02/3 đến 08/3/2020 - Trường TH Hùng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu hướng dẫn học sinh tự ôn tập tại nhà môn Tiếng Việt Lớp 5 - Thời gian từ 02/3 đến 08/3/2020 - Trường TH Hùng Vương
a) Bạn là người thông minh. b) Bạn là người dũng cảm. Bài: “ Chuỗi ngọc lam”( Sách TV5, tập 1, trang 136) H: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó? H: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì? Bài: “ Thầy thuốc như mẹ hiền” (Sách TV5, tập 1, trang 153) H: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con của người thuyền chài? H: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Tìm và ghi lại 4 cặp từ đồng nghĩa Câu 2: Tìm và ghi lại 4 cặp từ đồng âm Câu 3: Gạch chân các cặp từ trái nghĩa trong các câu dưới đây. a) Trong ấm ngoài êm. b) Lên thác xuống ghềnh. c) Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. d) Chết vinh còn hơn sống nhục. Câu 4: Thêm một về câu vào chỗ chấm để tạo thành câu ghép. a. Mùa hè đã về, . b. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, Tấm là người hiền lành, còn .. ................................................................................................................................................ c. Mai không những hát hay mà. d. Mặt trời lặn, Câu 5: Gạch 1 gạch dưới từ “bàn” mang nghĩa gốc và 2 gạch dưới từ “bàn” mang nghĩa chuyển trong các câu sau: - Chúng ta cùng ngồi vào bàn để bàn công việc. - Bàn phím của chiếc đàn này thật đẹp. - Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. - Bố mới mua cho em một chiếc bàn mới. - Mọi người đang bàn luận rất rôm rả. III. CHÍNH TẢ (Phụ huynh đọc cho học sinh viết vào giấy kiểm tra) Bài: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đ
File đính kèm:
- phieu_huong_dan_hoc_sinh_tu_on_tap_tai_nha_mon_tieng_viet_lo.docx