Nội dung tự học ở nhà môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Chiếu dời đô - Trường THCS Phan Bội Châu
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm:
1. Kiến thức:
- Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh truyền thống tự hào dân tộc, hiểu thêm về lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung tự học ở nhà môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Chiếu dời đô - Trường THCS Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung tự học ở nhà môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Chiếu dời đô - Trường THCS Phan Bội Châu
1010 Lý Công Uẩn lên ngôi, ông viết bài chiếu để bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. II. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục: * Bố cục: 3 phần: - Phần 1: Từ đầu đến “không thể không dời đổi.” -> Lý do dời đô. - Phần 2: Tiếp theo đến “muôn đời.” ->Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô mới. - Phần 3: Còn lại. -> Quyết định của nhà vua. II . Tìm hiểu văn bản. 1. Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô: - Dẫn lịch sử Trung Hoa đã từng dời đô (Nhà Thương năm lần dời đô. Nhà Chu ba lần dời đô). + Mục đích: Vâng theo mệnh trời, ý dân. -> Đất nước phát triểnvững bền, thịnh vượng . - Phê phán triều đại Đinh – Lêđóng đô mãi ở Hoa Lư->Sai lầm “lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời”: trăm họ khốn khổ, đất nước không phát triển, triều đại sớm suy vong. -> Phép đối, câu văn biền ngẫu, tạo sự nhịp nhàng, cân xứng, nhấn mạnh hậu quả của việc không dời đô. ->“Trẫm rất đau xót...” -> bộc lộ cảm xúc -> lí lẽ + dẫn chứng->gây xúc động, tăng sức thuyết phục. Và khẳng địnhthành Hoa Lư không còn phù hợp. (lí do chính đáng để dời đô). 2. Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô: - Vị trí: Trung tâm trời đất, đúng ngôi nam bắc đông tây. - Địa thế: Rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi, rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. - Chính trị, văn hoá: Trung tâm giao lưu, chốn tụ hội trọng yếu của bốn phươngđất nước. - Tiềm năng: Đẹp, mảnh đất hưng thịnh, muôn vật phong phú, tốt tươi,thuận lợi cho đất nước phát triển thịnh vượng. =>Lập luận chặt chẽ, phân tích toàn diện, thấu đáo, câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng: Đại La là nơi hội tụ mọi điều kiện, nơi lí tưởng để đóng đô (“Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.) 3. Quyết định của nhà vua: - “Trẫm muốn ...để định rõ chỗ ở.”->bày tỏ ý định, khát vọng. - “Các khanh nghĩ thế nào?” (Câu nghi vấn) ->Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân. Nguyện vọng của nhà vua cũng chính là nguyện vọng của nhân dân. IV. Tổng k
File đính kèm:
- noi_dung_tu_hoc_o_nha_mon_ngu_van_lop_8_bai_chieu_doi_do_tru.docx