Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Vật lí Lớp 11 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

I. LÝ THUYẾT

  1. Ba cách nhiễm điện cho vật: Cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng.
  2. Hai loại điện tích và tương tác giữa chúng:

    - Hai loại điện tích: Điện tích dương, điện tích âm.

    - Các điện tích cùng dấu đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

  1. Định luật Cu – lông: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường nối hai điện tích điểm, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
doc 10 trang cogiang 17/04/2023 1040
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Vật lí Lớp 11 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Vật lí Lớp 11 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Vật lí Lớp 11 - Đợt 1 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
ệm Điện trường: Điện trường là dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
	b. Cường độ điện trường: 
Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó, được xác định bằng thương số của lực điện tác dụng F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
Đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường
 	+ Điểm đặt: Tại điểm đang xét.
 	+ Phương, chiều: Cùng phương chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương đặt tại điểm đang xét.
	+ Độ lớn: E = F/q. (q dương).
Đơn vị: E (V/m)
	c. Cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q trong môi trường có hằng số điện môi :
Biểu thức: 
Chiều của : Hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về phía Q nếu Q âm.
	d. Nguyên lí chồng chất điện trường: Cường độ điện trường tại một điểm bằng tổng các véc-tơ cường độ điện trường thành phần tại điểm đó.
Đường sức điện.
	a. Khái niệm: Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véc-tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
	b. Các đặc điểm của đường sức điện:
Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức và chỉ một mà thôi.
Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của cường độ điện trường tại điểm đó.
Đường sức điện trường tĩnh là những đường không khép kín.
Quy ước: Vẽ số đường sức tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
*Điện trường đều: Là điện trường mà véc-tơ cường độ điện trường có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.
Đường sức của điện trường đều là những đường song song cách đều.
Đặc điểm công của lực điện: Công của lực điện trường trong sự dịch chuyển điện tích trong điện trường đều không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của đường đi: 
A = qEd
Thế năng của điện tích trong điện trường: Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng điện trường. Nó được tính bằn...t gần nhau và ngăn cách bằng lớp chất cách điện.
	b. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện. Nó được xác định bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
Biểu thức: ; Đơn vị của điện dung C (F-Fara). 
Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt vào hai bản của tụ điện một hiệu điện thế 1 V thì điện tích nó tích được là 1 C.
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Bài 1: Đặt hai điện tích và tại hai điểm A và B trong chân không, AB = 6 cm. 
	a. Hai điện tích trên hút hay đẩy nhau? Tính độ lớn của lực tương tác giữa chúng.
	b. Xác định hợp lực do và tác dụng lên điện tích điểm đặt tại trung điểm C của đoạn AB.
Hướng dẫn:
	a. - Hai điện tích hút nhau vì và trái dấu.
	- Độ lớn lực hút: và 
	b. Hợp lực tác dụng lên q3 	
q2
 q1	 q3 
	Vì 
Bài 2: Hai điện tích điểm giống nhau cùng giá trị đặt tại A, B trong chân không cách nhau 9 cm.
a. Tính lực tương tác giữa hai điện tích.
b. Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C cách đều A, B đoạn 9 cm.
Hướng dẫn:
a. Áp dụng định luật Cu-lông: 
b. Tính Cường độ điện trường do các điện tích gây ra tại C
- Áp dụng nguyên lí chồng chất điện trường: 
- Vẽ hình biểu diễn các vec-tơ, tính cường độ điện trường tổng hợp tại C: 
Bài 3: Một electron có điện tích q = -1,6.10-19C thả rất nhẹ vào một điện trường đều có cường độ điện trường E = 2.105 V/m.
	a. Trong điện trường đó, electron sẽ chuyển động cùng hay ngược hướng với điện trường? Tính lực điện trường tác dụng lên điện electron.
	b. Tính công của lực điện trường làm dịch chuyển electron một đoạn 20 cm theo phương đường sức điện trường đều ở trên.
Hướng dẫn:
	a. Lực điện trường tác dụng lên electron: vì q < 0 nên do đó electron sẽ chuyển động ngược hướng với điện trường.
	- Độ lớn lực điện trường tác dụng: 
	b. Công của lực điện trường: 
III. BÀI TẬP
Câu 1. Hai điện tích điểm và đặt cách nhau một khoảng r trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích là 
A. . 	B. . 	C. . D. .
Câu 2. Thế n...ể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác 
D. Electron không thể chuyển động từ nơi này sang nơi khác.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điện trường?
A. Xung quanh điện tích có điện trường, điện trường truyền tương tác điện.
B. Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực lên điện tích đặt trong nó.
C. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
D. Điện trường đều là điện trường có các đường sức song song nhưng không cách đều nhau.
Câu 7. Có hai điện tích điểm q1 và q2, đặt gần nhau chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2  0.         C. q1.q2 > 0.                D. q1.q2 < 0.
Câu 8. Điện trường là
A. môi trường không khí.	B. môi trường cách điện.
C. môi trường bao quanh các điện tích, gắn liền với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong đó.
D. môi trường dẫn điện.
Câu 9. Cường độ điện trường của điện tích điểm Q tại một điểm cách nó một khoảng r trong điện môi đồng chất có hằng số điện môi ɛ có độ lớn là 
Câu 10. Đơn vị đo của cường độ điện trường là
A. Culông. B. Niutơn. 	C. Vôn trên mét. D. Vôn mét.
Câu 11. Đại lượng nào dưới đây không liên quan tới cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm?
A. Điện tích Q.	B. Điện tích thử q.	
C. Khoảng cách r từ Q đến q.	D. Hằng số điện môi của môi trường.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng? 
A. Tại một điểm trong điện trường ta chỉ có thể vẽ được một đường sức đi qua. 
B. Các đường sức là các đường cong không kín. 	
C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau. 
D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường. 
B. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_vat_l.doc