Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề 1: Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền
Cơ chế | Diễn biến cơ bản |
Nhân đôi ADN |
- ADN tháo xoắn và tách 2 mạch đơn để làm khuôn khi bắt đầu tái bản. - Các mạch mới được enzim ADN polimeraza tổng hợp theo chiều 5’3’ và NTBS, trong mỗi chạc nhân đôi: một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn. - Có sự tham gia của các enzim: tháo xoắn, kéo dài mạch, nối (ligaza)… |
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề 1: Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề 1: Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
được giải phóng. Dịch mã - Giai đoạn hoạt hóa aa: Trong tế bào chất (môi trường nội bào) (phức hệ) - Giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit: Khởi đầu dịch mã -Kéo dài chuỗi pôlipeptit- Kết thúc Điều hòa hoạt động của gen - Theo mô hình Operon Lac: Sự điều hòa này tùy thuộc vào nhu cầu của tế bào. + MT không có Lac: Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế để kìm hãm sự phiên mã, + MT có Lac: Lac là chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế thì sự phiên mã, dịch mã của các gen cấu trúc được diễn ra. Biến dị Biến dị di truyền Biến dị không di truyền (Thường biến) Đột biến Biến dị tổ hợp Đột biến NST Đột biến gen Đột biến số lượng Đột biến cấu trúc Đột biến đa bội Đột biến lệch bội Đột biến đa bội chẵn Đột biến đa bội lẻ 2. Các loại biến dị - Phân loại các loại biến dị theo sơ đồ: - Cơ chế phát sinh: - Hậu quả ý nghĩa: II. CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 1. Hai bộ ba cùng mang thông tin mã hóa cho 1 loại axit amin. Hiện tượng này thuộc đặc điểm nào sau đây của mã di truyền? A. Tính thoái hóa. B. Tính phổ biến. C. Tính đặc hiệu. D. Tính liên tục. Câu 2. Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng? A. Một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axít amin. B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, T, G, X. C. Ở sinh vật nhân thực, axít amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin. D. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép. Câu 3. Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hoá axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng A. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN. B. để axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN. C. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit. D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN. Câu 4. Một phân tử ADN mạch kép có số nucleotit loại A chiếm 10% và có 2400 adenin. Tổng liên kết hidro của ADN là A. 33600 B. 7200 C. 12000 D. 15600 Câu 5. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAG3...ì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ. Câu 11. Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc. (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X. (3) ARN pôlimeraza. (4) ADN ligaza. (5) ADN pôlimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là A. (1), (2) và (3). B. (2) và (3). C. (3) và (5). D. (2), (3) và (4). Câu 12. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế. C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. Câu 13. Cho 1 đoạn ADN ở khoảng giữa 1 đơn vị nhân đôi như hình vẽ (O là điểm khởi đầu sao chép; I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN). Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Đoạn mạch I được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục. (2) Đoạn mạch II được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn. (3) Đoạn mạch IV được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục. (4) Đoạn mạch III được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14. Cả ba loại ARN ở sinh vật có cấu tạo tế bào đều có đặc điểm chung là 1- Chỉ gồm một chuỗi polinucleotit. 2- Cấu tạo nguyên tắc đa phân. 3- Có bốn đơn phân. 4- Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung. 5- Phân tử đường tham gia cấu tạo các đơn phân là loại đêoxiribôzơ. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4. Câu 15. Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có...ết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào. C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân. D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến điểm? A. Trong các dạng đột biến điểm thì đột biến thay thế cặp nucleotit là ít gây hại nhất. B. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen. C. Đa số đột biến điểm là có lợi D. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa. Câu 20. Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. B. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường. C. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật. D. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá. Câu 21. Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? A. AaBbDdEe. B. AaBbEe. C. AaBbDEe. D. AaaBbDdEe. Câu 22. Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này là A. 18. B. 9. C. 24. D. 17. Câu 23. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho một gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác? A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể C. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể Câu 24. Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm. B. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. C. Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin. D. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_sinh.docx