Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 8 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
I. Văn bản:
1. Văn bản nhật dụng:
a) Văn bản nhật dụng: là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá.... về những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống, với con người và cộng đồng.
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 8 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 8 - Đợt 2 - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
, Khi con tu hú (Tố Hữu) c) Nắm được nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của các văn bản học đầu HKII: * Bài: Nhớ Rừng (Thế Lữ): - Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp lãng mạn, nhiều biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, phóng đại, từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm; xây dựng hình tượng nghệ thuật nhiều tầng ý nghĩa. - Ý nghĩa: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao khỏi kiếp đời nô lệ. * Bài: Quê Hương (Tế Hanh) - Nghệ thuật: Hình ảnh chân thực, tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc; sử dụng thể thơ tám chữ hiện đại có sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng. - Ý nghĩa: Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương. * Bài: Khi con tu hú (Tố Hữu) - Nghệ thuật: Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu, lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha khi sôi nổi mạnh mẽ; sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê,... - Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ. II. Tiếng Việt: 1. Ôn tập về dấu câu: LỚP DẤU CÂU CÔNG DỤNG 6 Dấu chấm Đặt ở cuối câu trần thuật. Dấu chấm hỏi Đặt cuối câu nghi vấn. Dấu chấm than Đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán. Dấu phẩy Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. - Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ. - Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. - Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. - Giữa các vế của một câu ghép. 7 Dấu chấm lửng - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Dấu chấm phẩy - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Dấu gạch ngang - Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói...p thuyết minh: + Phương pháp nêu định nghĩa - giải thích; + Phương pháp liệt kê; + Phương pháp nêu ví dụ; + Phương pháp dùng số liệu (con số); + Phương pháp so sánh; + Phương pháp phân loại, phân tích. - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. - Các dạng văn thuyết minh đã học ở học kì I: + Thuyết minh về một thứ đồ dùng. + Thuyết minh về một thể loại văn học. B. THỰC HÀNH: Bài 1: Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn." a) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? b) Bốn câu thơ trên có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? c) Phân tích giá trị nghệ thuật của bốn câu thơ này. Bài 2: Dựa vào văn bản "Bài toán dân số", em hãy giải thích vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu? Bài 3: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và Cách mạng đầu thế kỷ XX qua 2 bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn”? Bài 4: Phân tích tâm trạng của người tù thể hiện trong bốn câu thơ cuối bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Bài 5: a) Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau: - Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. - Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được. - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! b) Đặt một câu ghép có các vế thể hiện quan hệ tương phản. Bài 6: Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay bằng dấu câu thích hợp. a) Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. mẹ dặn là: "Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.". b) Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh. Bài 7: Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đ
File đính kèm:
- noi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_ngu_v.docx