Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 6 - Từ ngày 24/02/2020 đến 29/02/2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

a. Truyện trung đại:
- Khái niệm truyện trung đại:
+ Là loại truyện văn xuôi chữ Hán, ra đời trong khoảng từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX.
+ Nội dung thường mang tính chất giáo huấn; nhân vật chủ yếu được miêu tả qua ngôn ngữ
trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật; cốt
truyện thường đơn giản.
- Văn bản: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Hồ Nguyên Trừng).
+ Nội dung: Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có
tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh
tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
+ Nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản; tình huống gay cấn, giàu kịch tính; ngôn ngữ đối thoại
tự nhiên, sắc sảo, hàm súc 
pdf 3 trang cogiang 21/04/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 6 - Từ ngày 24/02/2020 đến 29/02/2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 6 - Từ ngày 24/02/2020 đến 29/02/2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum

Nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ học tập trung môn Ngữ văn Lớp 6 - Từ ngày 24/02/2020 đến 29/02/2020 - Sở GD&ĐT Kon Tum
i dung các văn bản truyện hiện đại đã học: Bài
học đường đời đầu tiên (Tô Hoài), Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi).
- Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)
+ Nội dung: Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết
còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương
cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
+ Nghệ thuật: Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn; nghệ thuật miêu tả loài
vật sinh động, đặc sắc; ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
- Văn bản: Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi).
+ Nội dung: Văn bản làm nổi bật bức tranh thiên nhiên sông nước Cà Mau với vẻ đẹp
phóng khoáng, hùng vĩ, hoang sơ, rộng lớn; hình ảnh chợ Năm Căn hiện lên với vẻ trù
phú, đông vui, tấp nập.
+ Nghệ thuật: Lời kể tự nhiên, chân thực; sử dụng mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của
vùng sông nước Cà Mau; vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê,
so sánh....
2. Tiếng Việt: 
a. Từ loại: Ôn lại đặc điểm của các từ loại (danh từ, động từ, tính từ, số từ và lượng từ, chỉ
từ, phó từ). 
+ Danh từ: Từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm, (VD: Cha, mẹ, núi, sông,.).
+ Động từ: Từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, (VD: Chạy, nhảy, học, .).
+ Tính từ: Từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, (VD: xinh đẹp, tốt, xấu,.)
+ Số từ: Từ chỉ số lượng, số thứ tự. (Vd: Năm học sinh, học sinh thứ năm,.)
+ Lượng từ: Từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. (VD: Tất cả, hết thảy, những,).
+ Chỉ từ: Là những từ trỏ vào sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời
gian. (VD: Hôm ấy, hôm đó, ngôi nhà kia,).
+ Phó từ: Từ chuyên đi kèm với động từ và tính từ để bổ sung nghĩa cho động từ và tính từ.
(VD: Rất, đã, đang, sẽ,. – Cậu ấy rất chăm chỉ học tập).
b. Cụm từ: Ôn lại đặc điểm của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Cụm danh từ: Tổ hợp từ do danh từ làm yếu tố chính và các từ ngữ phụ thuộc tạo thành:
VD: Một dòng sông; một ...iện lên trước mắt người đọc, người nghe.
- Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả: Quan sát; nhận xét liên tưởng hình dung về
sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh; ví von so sánh,
- Cách làm một bài văn miêu tả
+ Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải: xác định được đối tượng miêu tả; quan sát,
lựa chọn được hình ảnh tiêu biểu; trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
+ Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:
* Mở bài: giới thiệu cảnh được tả;
* Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;
* Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả. 
B. Thực hành: 
Câu 1: Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, theo em, người thầy thuốc cần
có những phẩm chất gì? 
Câu 2: Qua sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt trong văn bản Bài
học đường đời đầu tiên, Dế Mèn rút ra bài học gì cho mình? Từ đó, em rút ra bài học gì cho
bản thân trong cuộc sống?
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) trình bày cảm nhận của em về thiên nhiên và cuộc
sống con người ở vùng đất Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học.
Câu 4 : Cho hai danh từ sau: ngôi nhà, học sinh
a) Hãy tạo thành cụm danh từ với mỗi danh từ trên.
b) Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành.
Câu 5: 
 Tìm các từ loại (danh từ, động từ, tính từ, số từ và lượng từ, chỉ từ, phó từ) trong đoạn trích
sau: 
 “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi
người. Đã mất công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa tìm thấy có người nào thật lỗi lạc”.
(Em bé thông minh - Ngữ văn 6)
Câu 6: Tìm chỉ từ trong những câu sau và xác định chức vụ của các chỉ từ ấy.
a. “Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương” .
(Bánh chưng, bánh gầy - Ngữ văn 6)
b. “Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngầy một tăng”. (Sự tích Hồ Gươm - Ngữ văn 6)
Câu 7: Xác định phó từ trong các câu sau, phân loại phó từ vừa tìm được.
a. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập ngược x

File đính kèm:

  • pdfnoi_dung_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_hoc_tap_trung_mon_ngu_v.pdf