Nội dung hướng dẫn tự học ở nhà Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường TH & THCS Lê Lợi

A. VĂN BẢN:    NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG

                                                                              - Hồ Chí Minh-

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tìm hiểu chung văn bản:

a. Tác giả Hồ Chí Minh

- Tên: Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969)

- Quê quán: Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

- Cuộc đời:

  • Bác là nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc
  • Là nhà dân nhân văn hóa thế giới.

b. Tập nhật kí trong tù

  • Nhật kí trong tù là một tập nhật kí bằng thơ, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt.
  • Bác viết Nhật kí trong tù cho khuây khỏa nhưng lại trở thành bức chân dung tự họa tinh thần của Bác, một người tù vĩ đại, có tâm hồn cao đẹp, có ý chí phi thường và có tài năng nghệ thuật.
  • Nhật kí trong tù là viên ngọc quí của văn học Việt Nam.
docx 6 trang cogiang 15/04/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung hướng dẫn tự học ở nhà Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường TH & THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung hướng dẫn tự học ở nhà Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường TH & THCS Lê Lợi

Nội dung hướng dẫn tự học ở nhà Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường TH & THCS Lê Lợi
30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
d. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
e. Giá trị nội dung
Vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa nghệ sĩ vừa phi thường của người chiến sĩ cách mạng. Sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.
f. Giá trị nghệ thuật
Cổ điển: Nhan đề, hoa, rượu, trăng.
Hiện đại: Hồn thơ lạc quan. toát lên tinh thần thép.
Sử dụng phép nhân hóa, đối lập và điệp ngữ làm hình tượng trăng trở nên gần gũi như người bạn thân.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Nhan đề
Vọng nguyệt là một thi đề trong thơ xưa. Thi nhân gặp trăng đẹp thì làm thơ, có rượu có hoa thì càng hoàn mĩ. Chỉ ngắm trăng khi tâm hồn thư thái, thảnh thơi.
b. Hai câu thơ đầu
Ngục trung: trong ngục.
Vô tửu, vô hoa: không rượu, không hoa.
Người ngắm trăng: tay chân bị xiềng xích, tóc bạc, tiều tụy, không bạn hiền
→ Vô cùng thiếu thốn nhưng lại đặc biệt.
Nại nhược hà: biết là thế nào → bối rối.
Khó hững hờ → lời khẳng định, thể hiện sự bình thản,
⇒ Hình ảnh cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng cảm xúc của người yêu trăng đang ở chốn lao tù.
c. Hai câu thơ cuối * Nhân, thi gia, nhà tù, song, nguyệt, trăng.
→ Xiềng xích, gông cùm không khóa được hồn người thi sĩ. Đó là vượt lên hoàn cảnh mà cống hiến. Câu thơ dịch mất
chữ "hướng" thể hiện sự bình thản, tĩnh tại.
Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù cách mạng, thi sĩ với vầng trăng.
Thi sĩ thả hồn ra ngoài cửa tù để giao hòa với vầng trăng tự do và trăng cũng say đắm ngắm thi nhân → nhân hóa: người và trăng thân thiết, là tri âm tri kỉ.
⇒ Cuộc vượt ngục tinh thần trong lao tù vẫn có vần thơ đẹp. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác.
II. VẬN DỤNG LUYỆN TẬP:
Câu 1: Có người cho rằng, Nhật kí trong tù là “cuộc vượt ngục về tinh thần” của Bác. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ này.
Câu 2: Trình bày ngắn gọn về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của bài thơ “Ngắm trăng”.
Câu 3:. Sưu tầm một số câu thơ viết về trăng của B... phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thủy không chịu đựng nổi.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
   - Đặc điểm hình thức: có dấu (.) cuối câu
   - Người anh đã kể về kỉ niệm của hai anh em gắn liền với hai con búp bê.
2. Chức năng dùng để thông báo:
   An nói với Hoàng:
   - Sáng mai lớp mình sẽ được nghỉ học đấy.
   - Đặc điểm hình thức: Có dấu (.) cuối câu
   - Đây là cuộc trò chuyện giữa An và Hoàng . An muốn thông báo với Hoàng ngày mai được nghỉ học
3. Chức năng dùng để nhận định
   Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...
(Lão Hạc – Nam Cao)
   - Đặc điểm hình thức: Có dấu (.) cuối câu,
   - Câu nói nhằm nhận định: Phải tìm hiểu những người xung quanh ta thì mới thấy hết được phẩm chất của họ.
4. Chức năng dùng để miêu tả
   Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
   - Đặc điểm hình thức: Có dấu (.) cuối câu
   -Dùng để miêu tả: hình dáng của Dế Mèn
5. Chức năng dùng để yêu cầu, đề nghị
NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG
   1. Kính trọng, lễ phép với thầy...đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.
   (4) Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì nó luôn bị chính nó bôi bẩn.
   (5) Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
   (6) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.
   (7) Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng Người Pháp ép – phen thiết kế.
Bài 2: Những câu trần thuật in đậm dưới đây dùng để làm gì?
   a. Thôi em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi.
   b. Thôi tôi ốm yêu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Bài 3. Chuyển những câu sau thành câu trần thuật mà mục đích trực tiếp của mỗi câu, về cơ bản, vẫn giữ được.
   Mẫu : Anh uống nước đi! - (Tôi) mời anh uống nước.
   a. Anh đóng cửa sổ lại đi!
   b. Ông giáo hút trước đi !
   c. Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão ?
Bài 4: Đặt câu trần thuật dùng để:
   - Miêu tả một loài hoa
   - Kể về một việc nào đó
   - Thông báo ngày mai cả lớp được đi du lịch
   - Nhờ vả ai đó
   - Khen ngợi một bạn chữ đẹp
* CÂU PHỦ ĐỊNH
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Đặc điểm hình thức
   - Có các từ phủ định: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có).
2. Chức năng:
3. Ví dụ minh họa
a. Câu phủ định miêu tả
   - Hôm nay, tôi không đi học.
   - Tôi chưa nấu cơm.
b. Câu phủ định bác bỏ
   - Không phải cô Nga bị gãy chân.
   - Chẳng phải hôm qua cậu đặt nó ở đây mà.
II. VẬN DỤNG LUYỆN TẬP
Bài 1: Chuyển các câu sau thành câu khẳng định
   a. Hôm qua, mẹ ở nhà.
   b. Trong giờ Toán, Hoa rất trật tự.
   c. Cô ấy rất đẹp.
   d. Anh ấy đi xe cẩn thận
Bài 2: Phân tích giá trị của những từ phủ định trong các 

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_huong_dan_tu_hoc_o_nha_tuan_23_mon_ngu_van_lop_8_na.docx