Nội dung bài học Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ

I. Nội dung bài học

1. Lý do dời đô:

 -  Nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô; mưu toan nghiệp lớn...; vâng mệnh trời..., thuận ý dân...

 -> Viện dẫn việc làm của người xưa -> đáng tin cậy để noi theo. 

- Hai nhà Đinh, Lê khinh thường mệnh trời,... đóng đô mãi ở Hoa Lư, triều đại không lâu bền,... 

-> Viện dẫn từ thực tế đất nước -> thêm cơ sở quyết định dời đô.

- Trẫm rất đau xót... -> lòng thương dân.

-> Lập luận ngắn gọn vừa dựa trên lí, vừa dựa trên tình -> phân tích cụ thể thuyết phục lí do phải dời đô

=> Sự sáng suốt, vì nước, vì dân.

doc 3 trang cogiang 15/04/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung bài học Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung bài học Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Nội dung bài học Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ
hồ Tây, có núi Ba Vì , núi Tam Đảo che chắn phía sau) 
-> Về phong thuỷ: nơi có thế đất đẹp, quí, vượng.
 Rộng - bằng; cao - thoáng... muôn vật... phong phú, tốt tươi
 -> Địa thế tốt
=> Điều kiện thuận lợi để người dân yên tâm sinh sống, làm ăn.
=> Câu văn biền ngẫu nhịp nhàng, cân đối, phân tích cụ thể từng điều kiện => cơ sở kết luận: là nơi Kinh đô bậc nhất đế vương muôn đời.
3. Quyết định dời đô:
- Dựa vào sự thuận lợi... để định chỗ ở -> mệnh lệnh ngắn gọn, có cơ sở.
- Các khanh nghĩ thế nào? -> cần sự đồng lòng, đồng sức của quần thần -> (Không dùng mệnh lệnh mà dùng câu nghi vấn)
 -> Có tính đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm, gần gũi ...yếu tố biểu cảm làm tăng sức thuyết phục cho quyết định.
=> Lời ban bố quyết định vừa có lí vừa có tình, ngắn gọn, chặt chẽ thể hiện sự quyết tâm dời đô.
II. Bài tập:
 Vì sao nói việc “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn 
mạnh của dân tộc Đại Việt?
-------------------------------------------------------------
Tiết 90: CÂU TRẦN THUẬT
I. Nội dung bài học
Đặc điểm hình thức :
+ Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
+ Khi viết, câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
+ Đây là kiểu câu cơ bản, được dùng phổ biến trong giao tiếp.
Chức năng câu trần thuật:
+ Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,..
Ngoài ra, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc. (Vốn là chức năng của những kiểu câu khác)
Vd: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta -> dùng để nhận định.
II. Bài tập: 
Đặt các câu trần thuật dùng để: hứa hẹn, cảm ơn, xin lỗi.
-----------------------------------------------------
Tiết 91: CTĐP: TÌM HIỂU VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ VĂN HÓA LỄ HỘI CỦA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA Ở KON TUM
I. Nội dung bài học
1.Giới thiệu một số lễ hội của các dân tộc bản địa ở K... viên tham gia) 
+ Thể lệ cuộc thi: trọng tài thổi còi là xuất phát (với đường đua 3 cây số) thuyền về đích đầu tiên là đạt giải nhất và lần lượt tiếp theo là nhì, ba... 
- Ý nghĩa, giá trị:
+ Là phương tiện gắn liền với đời sống lao động, sản xuất của người dân bản địa
+ Chứa đựng nét đẹp văn hóa dân tộc và gắn với tâm linh của cư dân.
+ Là dịp để các chàng trai trổ tài
 KB: 
- Thu hút nhiều người tham gia 
- Điểm kết nối hấp dẫn trong các tour du lịch đến với thành phố trẻ Kon Tum.
- Cần giữ gìn và phát huy.
=> Dàn ý chung của bài TM một lễ hội:
MB: Giới thiệu khái quát về lễ hội
TB: Lần lượt giới thiệu:
- Nguồn gốc lễ hội
- Diễn biến của lễ hội: Thời gian+ Địa điểm+ Thành phần tham gia+ Diễn biến 
- Ý nghĩa, giá trị:
KB: Cảm nhận, (suy nghĩ), lời nhắn nhủ ..
II. Bài tập: 
Viết đoạn văn thuyết minh về một lễ hội của các dân tộc bản địa ở Kon Tum mà em biết.
----------------------------------------------------------
Tiết 92: CÂU PHỦ ĐỊNH
I. Nội dung bài học
Đặc điểm: Câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng phải, chả, chưa, không phải,
Chức năng: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)
VD: Câu chuyện này không thú vị - phủ định.
II. Bài tập
 Viết đoạn đối thoại ngắn, trong đó có sử dụng câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.
-----------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docnoi_dung_bai_hoc_tuan_23_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_nguye.doc