Nội dung bài học Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Hình thành kiến thức mới: 

I/ Phương pháp viết văn tả cảnh

1. Đọc hai văn bản b,  ở SGK trang 45, 46 tả những cảnh gì ? Người viết miêu tả Tác giả đã chọn những hình ảnh như thế nào ?

a. Đoạn văn b:

- Tả quang cảnh dòng sông  Năm Căn.

- Theo thứ tự từ trong ra ngoài: đầu thoát khỏi kênh, đổ ra sông, sau đó xuôi về dòng Năm Căn, tiếp theo quan sát hai bên bờ.

doc 3 trang cogiang 15/04/2023 3100
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung bài học Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung bài học Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Nội dung bài học Tuần 23 môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ
 muốn tả cảnh ta phải làm gì ? Bố cục của một bài văn tả cảnh thường gồm có mấy phần ?
* Muốn tả cảnh cần:
- Xác định được đối tượng miêu tả.
- Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một trình tự.
* Bố cục bài tả cảnh thường gồm 3 phần: 
Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả
Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự
Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng, hoặc nêu nhận xét đánh giá về cảnh vật đó
II. Luyện tập: 
Hoàn thành bài tập số 1, 2, 3 SGK trang 47, 48
-------------------------------------------------
Tiết 91, 92: Văn bản
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
 (Minh Huệ) 
I/ Hình thành kiến thức mới:
1. Tác giả, tác phẩm: 
 - Minh Huệ (1927-2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở Nghệ An.
- Ông đã xuất bản nhiều tập sách ở nhiều thể loại khác nhau, nhưng tác phẩm nổi bật nhất của ông là bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ"
- Hoàn cảnh: “Đêm nay Bác không ngủ” được viết năm 1951 dựa trên sự kiện lịch sử có thật 
trong chiến dịch Biên Giới năm 1950.
2. Thể thơ: Thơ 5 chữ-> thích hợp với lối kể chuyện
3. Tìm hiểu bài thơ
a. Hình ảnh Bác Hồ:
H: Trong bài thơ hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết nào về thời gian, không gian, hình dáng, hành động, lời nói, tâm trạng ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong những câu thơ này ? Nhận xét về những chi tiết trong bài ? Qua đó khắc họa chân dung của Bác Hồ như thế nào?
- Thời gian, không gian : trời khuya, bên bếp lửa, mưa lâm thâm, mái lều xơ xác.-> lạnh lẽo, gian khổ
- Hình dáng : vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc.-> suy tư, lo lắng
- Cử chỉ : đốt lửa, đi dém chăn, đi nhón chân nhẹ nhàng.
-> ân cần
- Lời nói :
 Chú cứ việc ngủ ngon
 Ngày mai đi đánh giặc
 Bác thức thì mặc Bác
 Bác ngủ không an lòng
- Tâm trạng :
 Bác thương đoàn dân công
 Đêm nay ngủ ngoài rừng
 ......................................
->Dùng từ láy gợi hình; Chi tiết chân thực, cảm động-> Bác như người cha, người ông thân ...tâm trạng gì ?
- Hoảng hốt giật mình
- Vội vàng nằng nặc
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
- Bác ơi! Mời Bác ngủ .
-> Đảo trật tự ngôn từ, câu cảm, lặp lại cụm từ, từ láy.
-> Bồn chồn lo lắng cho sức khỏe của Bác.
- Lòng vui sướng mênh mông
 Anh thức luôn cùng Bác.
-> Niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao.
=> Thương yêu, cảm phục, ngưỡng mộ.
4. Tổng kết
H: Đặc điểm nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ tự sự này là gì? Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tình cảm của Bác đối với quân dân ta và tình cảm của nhân dân đối với Người?
* Nghệ thuật
- Lựa chọn thể thơ 5 chữ kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lựa chọn sử dụng lời thơ giản dị có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm chân thành.
-Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm.
* Nội dung: Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội của nhân dân ta đối với Bác.
II/ Luyện tập: 
1. Qua bài thơ này, em cảm nhận được những đức tính cao đẹp nào của Bác ?
2.Theo em, vì sao khổ thơ cuối tác giả lại viết:"Vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh."
-------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docnoi_dung_bai_hoc_tuan_23_mon_ngu_van_lop_6_truong_thcs_nguye.doc