Giáo án Hoạt động tạo hình Lớp Mầm - Đề tài: Nặn quả ớt - Trương Thị Phương Thảo
I. Mục tiêu
- Biết nặn được quả ớt theo mẫu của cô.
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, kĩ năng lăn dọc, vuốt nhọn. Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn với sự giúp đỡ của cô.
- Thích thú khi tham gia nặn quả ớt.
II. Chuẩn bị
- Cô:
+ Quả ớt bằng đất nặn, bảng con, đĩa.
+ Bài hát “Trời nắng, trời mưa”
- Trẻ: Bàn ghế, đất nặn, đĩa, khăn.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động tạo hình Lớp Mầm - Đề tài: Nặn quả ớt - Trương Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động tạo hình Lớp Mầm - Đề tài: Nặn quả ớt - Trương Thị Phương Thảo
ỏi trẻ kĩ năng: Cô dùng thỏi đất màu đỏ nhào đất cho mềm, sau đó cô xoay tròn, lăn dọc và đè mạnh tay một đầu, cô vuốt nhọn một đầu quả ớt, tiếp theo cô lấy ít đất màu xanh lá cây làm cuống rồi gắn vào phần đầu to của quả ớt. c. Trẻ thực hiện: - Hát “ trời nắng- trời mưa” trẻ về chỗ thực hiện. - Cho trẻ thực hiện. Cô bao quát, hướng dẫn, khuyến khích trẻ nặn đẹp. Cô nhắc nhở tư thế ngồi cho trẻ, không dùng đất nặn bôi vào đầu và quần áo của mình và bạn. - Cô chú ý những bạn yếu chưa nặn được. * Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm - Cho trẻ trưng bày sản phẩm cùng trẻ quan sát và mời trẻ lên nhận xét. + Con vừa nặn quả gì? + Con làm như thế nào để nặn được quả ớt? + Ngoài quả ớt của con ra con còn thích quả ớt của bạn nào nữa? + Có giống với mẫu của cô không? - Cô nhận xét chung, tuyên dương và động viên trẻ. -Kết thúc. GIÁO ÁN Hoạt động khám phá xã hội TẾT NGUYÊN ĐÁN ( Hình thức: Quan sát) Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Thời gian 20 phút Người soạn: Trương Thị Phương Thảo I. Mục tiêu: - Biết các hoạt động và một số món ăn đặc trưng trong ngày tết Nguyên Đán. - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, dùng lời nói để kể tên các hoạt động và một số món ăn có trong ngày tết Nguyên Đán. - Hứng thú khám phá về ngày tết. II. Chuẩn bị: - Cô: Hình ảnh các hoạt động ngày tết Video một số món ăn truyền thống trong ngày tết - Trẻ: tranh một số món ăn truyền thống trong ngày tết, mỗi trẻ 1 câu chúc tết III. Tiến trình khám phá: 1. Hoạt động của ngày tết - Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Tết đang vào nhà “ + Bài thơ nói về gì ? + Gia đình bạn nhỏ trong bài thơ làm gì để đón tết? - Trẻ kể tên một số hoạt động của gia đình trẻ trong ngày tết - Cô chuẩn xác lại bằng hình ảnh trên slide: Đi chợ hoa, mua sắm bánh , mứt, trang trí nhà cửa, dâng hoa quả, thắp hương cho bàn thờ tổ tiên, mặc áo quần đẹp đi chơi, chúc tết họ hàng, người thân, gia đình đoàn tụ ăn cơm chung. - Trong ngày tết con thường chúc tết những ai? - Con chúc như thế nào? (mỗi trẻ được nói lên lời chú...ận được giai điệu bài hát được nghe. - Thích hát, thích nghe cô và bạn hát. II. Chuẩn bị: - Cô: Đàn, nhạc bài hát “Mùa xuân ơi” - Trẻ: Vòng III. Tổ chức hoạt động: 1. Dạy hát "Sắp đến tết rồi" - Cô đàn giai điệu, yêu cầu trẻ lắng nghe và đoán tên bài hát - Cô giới thiệu bài hát “Sắp đến tết rồi” tác giả Hoàng Vân - Cô hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát, thể hiện tình cảm theo nội dung bài hát lần 1 + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? - Tóm tắt nội dung bài hát: Bài hát nói về em bé rất ngoan biết vâng lời mẹ đi học không khóc nhè. - Cô đàn và hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát lần 2 - Dạy trẻ hát: + Dạy trẻ hát từng câu theo cô đến hết bài hát (2 lần) + Mời tổ, dạy trẻ hát từng câu cùng cô (tổ còn lại chú ý lắng nghe các bạn hát) + Mời nhóm, cá nhân, cô đàn cho trẻ hát (Cô chú ý sửa sai cho trẻ, tuyên dương trẻ kịp thời) 2. Nghe hát: “Mùa xuân ơi” (Nguyễn Ngọc Thiện) - Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Cô nuôi dạy trẻ” - Trẻ nêu cảm nhận về giai điệu bài hát - Mùa xuân đến và tết lại về trong những ngày xuân ấm áp các con được đi chơi tết cũng rất vui, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện cũng đã ca ngợi mùa xuân tươi đẹp qua ca khúc “Mùa xuân ơi” - Cô mở đĩa nhạc múa minh họa cùng với trẻ. 3. Trò chơi: Ai nhanh nhất - Cách chơi: Cô đặt số vòng xuống sàn, mời mời số trẻ lên chơi. Số vòng nhiều hơn số trẻ.Trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cô trẻ nhanh chân nhảy vào vòng - Luật chơi: Ai không tìm được vòng sẽ làm theo yêu cầu của lớp - Cho trẻ chơi 2-3 lần (tăng số vòng ở mỗi lượt chơi) * Kết thúc tiết học * Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày: GIÁO ÁN Hoạt động âm nhạc Đề tài : ĐI MỘT HAI Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Thời gian 20 phút Người dạy: Trương Thị Phương Thảo Lớp : Mầm 4 I. Mục tiêu: - Biết tên bài hát, thuộc lời bài hát “ Đi một hai” - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát. Cảm nhận được giai điệu bài hát được nghe. Vận động được theo lời bài hát - Thích hát, tham gia tích cực vào hoạt động II. Chuẩn bị - Cô: Đàn, ...về giai điệu bài hát. - Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả và nội dung bài hát. - Cô đàn và hát cho trẻ nghe, trẻ hưởng ứng theo nội dung bài hát. - Kết thúc. GIÁO ÁN Hoạt động khám phá khoa học Đề tài: XE ĐẠP Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Thời gian 20 phút Người dạy: Trương Thị Phương Thảo Lớp : Mầm 4 I. Mục tiêu - Biết đặc điểm, công dụng của xe đạp. - Phát triển kĩ năng quan sát, sờ, chú ý, ghi nhớ và nói được đặc điểm, công dụng của xe đạp. - Hứng thú khám phá xe đạp. II. Chuẩn bị 1. Cô: Xe đạp thật, hình ảnh xe đạp, đoạn phim đi xe đạp 2. Trẻ: Không III. Tiến trình hoạt động 1. Đặc điểm của xe đạp. - Tạo tình huống cho trẻ đoán cái gì? - Cô mở ra: Đây là xe gì ( Mời trẻ gọi tên) - Cô cho trẻ quan sát: Cô dành thời gian cho cháu quan sát, cô gợi ý để cho trẻ nói được đặc điểm của xe đạp ( nhắc nhở tre quan sát không chen lấn nhau) * Đàm thoại: - Tập trung trẻ lại và trò chuyện: + Các con vừa quan sát cái gì? + Con nhớ lại xem xe đạp có những đặc điểm gì? (Tạo cơ hội cho nhiều trẻ được nói) - Cô chốt lại: Xe đạp có rất nhiều đặc điểm như: Tay lái, cổ xe, khung xe, thắng xe, giỏ xe, yên xe, bàn đạp, bánh xe, xích, tăm xe. Cô giải thích thêm cho trẻ biết 2 bánh xe nhỏ (bánh phụ) ở sau giúp xe giữ thăng bằng để khi các con tập lái xe đạp không bị ngã, chỉ có xe đạp nhỏ của các con mới có 2 bánh nhỏ ở sau, còn xe đạp người lớn thì không có 2 bánh xe này. + Ngoài xe đạp vừa được quan sát, các con còn biết xe đạp nào nữa? - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy để trẻ biết thêm một số loại xe đạp khác của người lớn như: xe đạp điện, xe đạp nam, xe đạp nữ, xe thể thao. 2. Công dụng của xe đạp. + Đố các con biết xe đạp dùng để làm gì? (Tạo cơ hội cho nhiều trẻ được nói) + Xe đạp chở được mấy người? - Cho trẻ xem video về một số công dụng của xe đạp. - Cô chốt: Xe đạp là phương tiện giúp cho chúng ta có thể đi học, đi làm, đi chơi, đi chợ, đi tập thể dục, chở được 1 người, chở hàng. + Theo các con được đi xe đạp một mình ra đường phố k
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_tao_hinh_lop_3_4_tuoi_de_tai_nan_qua_ot_tr.doc