Giáo án Hoạt động khám phá khoa học Lớp Lá - Chủ đề: Bé tìm hiểu về nước - Nguyễn Thị Quỳnh Thương
I. Mục tiêu
- Biết một số đặc điểm, tính chất, lợi ích của nước đối với đời sống con người, cây cối và con vật.
- Phát triển khả năng quan sát, thảo luận nhóm, phối hợp các giác quan: sờ, ngửi, nếm, để phán đoán, nhận biết một số đặc điểm, tính chất của nước, diễn đạt rõ ràng về lợi ích của nước.
- Hứng thú tìm hiểu về sự thay đổi của nước, tích cực tham gia các hoạt động.
II.Chuẩn bị
1. Cô: Ly thủy tinh, bình thủy nước, sữa tươi, đá cục, si rô dâu, dầu ăn, 2 hộp đựng khay đá, 2 ly, muỗng, rổ nhựa, kính nhựa trắng. Phim nhạc nước, rổ nhựa, ca nhựa, thau nước, si rô, viên kẹo. Hình ảnh thiếu nước
2. Trẻ: Ly nhựa, muỗng, chanh,cam, đường, muối, nước lọc, si rô.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động khám phá khoa học Lớp Lá - Chủ đề: Bé tìm hiểu về nước - Nguyễn Thị Quỳnh Thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động khám phá khoa học Lớp Lá - Chủ đề: Bé tìm hiểu về nước - Nguyễn Thị Quỳnh Thương
+ Cô bỏ lần lượt từng viên kẹo vào ly + Gợi ý hỏi trẻ có nhìn thấy kẹo trong ly nước và sữa không? Vì sao? (Tạo cơ hội cho nhiều trẻ được chia sẻ kinh nghiệm) -> Nước không màu, trong suốt - Gợi ý hỏi trẻ hôm qua đã chơi với nước, có cầm, nắm được nước trong tay không? Vì sao? (Mời nhiều trẻ trả lời) + Cho 2 trẻ lên lấy rổ, ca múc nước, cho cả lớp cùng quan sát nhận xét? + Vì sao khi múc nước bằng cái ca này thì nước trong ca vẫn còn, trong rổ lại không còn nước? -> Nước là 1 chất lỏng (nên không cầm, nắm được, không giữ lại được) - Hàng ngày các bạn đã được uống rất nhiều nước, vậy ai nói lại cho cô và các bạn xem nước có mùi, vị gì không? -> Nước không mùi, không vị - Vậy nước có những đặc điểm gì? - Cô kết luận: Nước là 1 chất lỏng không màu, không mùi, không vị * Tìm hiểu tính chất của nước - Mời trẻ đoán trong hộp có gì? Chia trẻ thành 2 nhóm, lần lượt sờ tay vào hộp bí mật (có đá lạnh) cùng nhau thảo luận, trong hộp có gì? Sau khi sờ thì cảm giác như thế nào? Cô hỏi thêm + Các con hãy nhìn lại trên tay mình xem có gì? (Nước) + Vì sao khi sờ vào đá trên tay lại có nước? -> Đá lạnh là nước ở dạng rắn - Đố con biết khi nào nước từ dạng lỏng chuyển sang nước ở dạng rắn (như đá)? (Mời nhiều trẻ chia sẻ ý kiến) -> Khi cho nước vào tủ lạnh, gặp nhiệt độ thấp sẽ thành đá (dạng rắn) - Cô rót ra ly 1 ít nước nóng và cho trẻ quan sát hơi nước bốc lên - Cô lấy một đĩa thủy tinh đậy trên miệng ly - Cho trẻ quan sát và nhận xét -> Nước khi nóng sẽ bốc hơi lên được gọi là dạng khí. *Thí nghiệm: Sự kì diệu của nước - Cho trẻ về 3 nhóm trò chuyện để trẻ tự chọn vật liệu, phán đoán xem từ những nguyên vật liệu đó sau khi làm thí nghiệm thì điều gì sẽ xảy ra. Mỗi trẻ có 1 ly nước và các nguyên liệu: đường, xốp, nước siro. Trẻ sẽ tự chọn nguyên liệu để thực hiện thí nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Cô gợi hỏi để trẻ nói được các hiện tượng xảy ra sau khi làm thí nghiệm. - Mời nhiều trẻ trình bày về hiện tượng xảy ra sau khi làm t
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_kham_pha_khoa_hoc_lop_5_6_tuoi_chu_de_be_t.docx