Giáo án Hình học Lớp 8 theo CV 5512 - Chương IV: Hình học không gian

CHƯƠNG IV: HÌNH HỌC KHÔNG GIAN

Tiết 55: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật.

- Củng cố các khái niệm về các yếu tố của hình hình học đã học.

- Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao. Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.

- Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.

- Biết cách vẽ hình hộp chữ nhật.

2. Về năng lực: Tự chủ, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ Toán về phương trình

3. Phẩm chất: Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ bài học, chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Thước thẳng, SGK, mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng, projector, ...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: Học sinh xác định được vấn đề cần tìm hiểu trong chương IV

b) Nội dung: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu về chương IV và một số vật thể trong không gian

c) Sản phẩm: HS hình dung được đơn vị kiến thức mình sắp phải nghiên cứu

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu về chương IV, yêu cầu HS lắng nghe

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu: Học sinh chiếm lĩnh kiến thức về hình hộp chữ nhật như các yếu tốvà đặc điểm của chúng; bước đầu làm quen với hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian (yêu cầu nhận bằng trực quan, không cần giải thích được vì sao)

b) Nội dung: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của hình hộp chữ nhật; hiểu được vị trí tương đối: hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian

c) Sản phẩm: HS nêu các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hiểu được bằng trực quan hai vị trí tương đối trong không gian: hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian

d) Tổ chức thực hiện

doc 50 trang Phi Hiệp 25/03/2024 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 theo CV 5512 - Chương IV: Hình học không gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 8 theo CV 5512 - Chương IV: Hình học không gian

Giáo án Hình học Lớp 8 theo CV 5512 - Chương IV: Hình học không gian
ơng IV và một số vật thể trong không gian
c) Sản phẩm: HS hình dung được đơn vị kiến thức mình sắp phải nghiên cứu
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu về chương IV, yêu cầu HS lắng nghe
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: Học sinh chiếm lĩnh kiến thức về hình hộp chữ nhật như các yếu tố và đặc điểm của chúng; bước đầu làm quen với hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian (yêu cầu nhận bằng trực quan, không cần giải thích được vì sao)
b) Nội dung: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của hình hộp chữ nhật; hiểu được vị trí tương đối: hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian 
c) Sản phẩm: HS nêu các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hiểu được bằng trực quan hai vị trí tương đối trong không gian: hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian 
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động: Giới thiệu chung 
G: Từ lớp 6 đến giờ tất cả các hình và các yếu tố của hình đều xét trong cùng một mặt phẳng hay gọi là hình học phẳng. Trong cuộc sống hàng ngày ta thường gặp nhiều hình không cùng nằm trong một mặt phẳng, phần hình học nghiên cứu về các hình đó người ta gọi đó là hình học không gian. Ở tiểu học các em đã làm quen với một số hình không gian, như hình hộp chữ nhật, hình lập phương,... Trong chương này các em cùng nghiên cứu về đặc điểm và cách tính diện tích, thể tích của các hình này. Và hình đầu tiên chúng ta nghiên cứu đó là hình hộp chữ nhật. 
Hoạt động: Giới thiệu hình hộp chữ nhật 
Hoạt động của thầy – của trò
	Ghi bảng	
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát mô hình để đưa ra các yếu tố của hình hộp chữ nhật thông qua trả lời các câu hỏi:
G: Chỉ vào mặt của hình hộp chữ nhật đã đổi mầu và nói: Đây...ó hai mặt này của hhc nhật và được gọi là hai mặt đối diện.
G: Hãy tìm các mặt đối diện còn lại ?
G: Trên mô hình của hh chữ nhật này, nếu ta coi mặt (2) và mặt (6) là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật thì các mặt còn lại được xem là các mặt bên. Các mặt bên là những mặt nào ? 
G: Tương tự nếu coi mặt (1) và mặt (3) là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật, em hãy xác định các mặt bên ?
G: Dùng hình ảnh của hình hộp chữ nhật lên trên màn chiếu để giới thiệu lại về hai mặt đối diện, mặt đáy, mặt bên của một hình hộp chữ nhật. 
G: Đưa ra mô hình của hình lập phương.
G: Em hãy cho biết hình cô cầm trên tay có tên là hình gì ?
G: Hình lập phương có là hhcn không ?
G: Nhận xét các mặt lập phương ?
H: Các mặt của hình lập phương đều là hvuông.
G: Đưa ra hình chóp cụt và hỏi: Hình không gian này có là hình hộp chữ nhật không ? Vì sao ?
G: Nhấn mạnh: Hình hộp chữ nhật có các mặt là hình chữ nhật (cùng với các điểm trong của nó).
G: Lấy ví dụ về hình ảnh của hình hộp chữ nhật trong thực tế ?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát mô hình, trả lời câu hỏi 
- Báo cáo: 1 HS trả lời miệng các câu hỏi, các HS khác theo dõi, nhận xét
- Kết luận: GV đánh giá, chính xác khái niệm
+ Với mỗi hình hộp chữ nhật đều có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.
+ Là hình hộp chữ nhật thì mỗi mặt của nó phải là một hình chữ nhật (cùng với các điểm trong của nó).
+ Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông.
+ Chiếu một số hình ảnh của hình hộp chữ nhật trên màn hình.

1. Hình hộp chữ nhật
- Hình hộp chữ nhật là hình có 6 mặt là 6 hình chữ nhật (cùng với các điểm trong của nó), có 8 đỉnh, 12 cạnh.
- Mặt đối diện, mặt đáy, mặt bên: (sgk/95). 
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông.
Hoạt động: Tìm hiểu về mặt phẳng và đường thẳng
Hoạt động của thầy – của trò
	Ghi bảng	
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, lắng nghe giảng, trả lời các câu hỏi:
G: Đặt vấn đề: Khái niệm mặt phẳng v...hác 
G: Đặt vấn đề: Làm thế nào để biểu diễn được hình ảnh của hình hộp chữ nhật trên một mặt phẳng chứa mặt bảng, mặt phẳng chứa mặt vở ghi, mặt phẳng chứa mành chiếu ?
G: Để vẽ hình ảnh minh hoạ của hình hộp chữ nhật là ta đi vẽ các cạnh của hình hộp chữ nhật.
G: Đặt hình hộp chữ nhật đã có tên trên mặt bàn cho học sinh quan sát.
G: Các em nhìn thấy mấy cạnh ? Những cạnh nào bị che khuất ?
G: Khi vẽ hình minh hoạ cho hình hộp chữ nhật, những cạnh nhìn thấy được vẽ bằng nét liền; những cạnh không nhìn thấy được vẽ bằng nét đứt. Và thông thường ta sẽ vẽ những cạnh nhìn thấy trước, cạnh không nhìn thấy ta sẽ vẽ sau.
G: Cho thao tác vẽ từng bước trên màn hình. Giáo viên thuyết trình cho từng bước: 
+ Vẽ mặt ABCD nhìn phối cảnh thành hình bình hành ABCD.
+ Vẽ mặt AA’D’D nhìn phối cảnh nó thành hình bình hành. 
+ Vẽ CC’ song song và bằng DD’. Nối C’D’.
+ Vẽ BB’ song song và bằng AA’. Nối A’B’ và B’C’. Được hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ cần vẽ.
G: Thao tác lại từng bước trên bảng cho học sinh quan sát.
G: Soi vở một vài HS để kiểm tra cách vẽ của HS và giáo viên chú ý sửa sai cho học sinh.
G: Chốt lại và ghi bảng như sách giáo khoa.
G: Mặt ABCD của hình hộp chữ nhật là một phần của mặt phẳng. Người ta gọi mặt phẳng đó là mặt phẳng ABCD. 
G: Giới thiệu cách ghi kí hiệu của mặt phẳng chứa mặt ABCD.
G: Lấy M, N thuộc (ABCD). Có nhận xét gì về vị trí của đường thẳng MN với mặt phẳng (ABCD) ?
G: Tương tự, đường thẳng AB có vị trí như thế nào với mặt phẳng (ABCD) ?
G: Chốt lại: Đường thẳng đi qua hai điểm nằm trong một mặt phẳng thì nằm trọn trong mặt phẳng đó. 
G: Chiếu hình vẽ 71b) sgk.
G: Ta coi mặt của hình hộp chữ nhật đặt trên mặt bàn là một mặt đáy của hình hộp chữ nhật. Khi đó độ dài của đoạn thẳng AA’ gọi là chiều cao của hình hộp chữ nhật ứng với mặt đáy đó.
G: Đặt hình hộp trên mặt bàn, ở đây coi hai mặt  là hai đáy khi đó chiều cao của hình hộp chữ nhật ứng với mặt đáy đó là độ dài đoạn thẳng nào?
G: Tiếp tục xoay hình hộp chữ nhật. Nêu tên 

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_theo_cv_5512_chuong_iv_hinh_hoc_khong.doc