Đề cương ôn tập Tuần 20, 21, 22 môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Măng Đen

I.Trọng tâm kiến thức

1. Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

1.1. Hiện tượng thoái hóa:

a) Hiện tượng thoái hoá ở thực vật và động vật

- Ở thực vật: cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ: chiều cao cây giảm, bắp bị dị dạng hạt ít.

- Ở động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.

- Lí do thoái hoá:

+ Ở thực vật do tự thụ phấn ở cây giao phấn.

+ Ở động vật: do giao phối gần.

docx 3 trang cogiang 17/04/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 20, 21, 22 môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Măng Đen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 20, 21, 22 môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Măng Đen

Đề cương ôn tập Tuần 20, 21, 22 môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Măng Đen
g muốn.
+ Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp.
+ Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.
+ Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
2. Ưu thế lai
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh hơn , khả năng chống chịu tốt hơn , năng suất chất lượng cao hơn hẳn bố mẹ.
- Nguyên nhân của hiện tượng ư thế lai:
+ Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai .
+ Ưu thể lai biểu hiện rõ nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
VD:
P: Aabbcc x aaBB CC 
 F1: AaBbCc.
a) Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng
- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.
- Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
- Phương phát tạo ưu thế lai ở vật nuôi.
Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm
VD: Lợn ỉ móng cái x lợn đại bạch.
® Lợn con mới sinh nặng 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
- Vì nếu nhân giống thì các thế hệ sau xuất hiện đồng hợp lặn gây hại được biểu hiện ra kiểu hình.
3. Thực hành giao phấn.
4. Thực hành tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi cây trồng( tham khảo tài liệu, mạng intenet)
5.Môi trường và các nhân tố sinh thái
a. Môi trường sống của sinh vật:
Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.Có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
- Có 4 loại môi trường: môi trường trên mặt đất – không khí , môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường sinh vật
b. Các nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái của môi trường:
- Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
 Có 2 nhóm nhân tố sinh thái:
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh
+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (bao gồm nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác )
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đ

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_tuan_20_21_22_mon_sinh_hoc_lop_9_truong_thcs.docx