Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Hàm Nghi

I. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên:

           1. Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII?

           - Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế TBCN ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công, biến Tây Âu thành những trung tâm sản xuất và buôn bán lớn (nền sản xuất mới TBCN đã ra đời trong lòng xã hội PK châu Âu).

           - Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng trên thực tế họ vẫn là giai cấp bị trị, bị chế độ PK kìm hãm, chèn ép. Vì vậy mâu thuẫn giữa tư sản và nhân dân nói chung với chế độ PK rất gay gắt.

           Đây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

doc 23 trang cogiang 15/04/2023 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Hàm Nghi

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Hàm Nghi
I - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. 
	+ Nguyên nhân:
	- Vào thế kỉ XVI, nền kinh tế TBCN ở Nê-đéc-len (vùng đất bao gồm Bỉ và Hà Lan ngày nay) phát triển mạnh nhất châu Âu, nhưng lại bị Vương quốc Tây Ban Nha thống trị (từ thế kỉ XII), ra sức ngăn cản sự phát triển này.
	- Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Tây Ban Nha ngày càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc.
	+ Diễn biến:
	- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền thực dân phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.
	- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-len đã thành lập “Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan).
	- Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. Cuộc cách mạng kết thúc, Hà Lan được giải phóng.
	+ Ý nghĩa:
	- Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
	3. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
	+ Nguyên nhân:
	- Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế TBCN ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ... Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh.
	- Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng cách “rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì trở nên nghèo khổ.
	- Trong khi đó, chế độ PK tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ phát triển theo con đường tư bản. Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh lại với nhau nhằm lật đổ chế độ PK chuyên chế, xác lập quan hệ sản xuất TBCN.
	+ Diễn biến: (chia làm hai giai đoạn)
	- Giai đoạn 1 (1642 - 1648)
	* Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình... lớp quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ đã giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN.
	- Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn “ngôi vua”. Mặt khác, cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì. 
	4. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
	+ Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.
	- Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đến Bắc Mĩ ngày càng nhiều. Đến thế kỉ XVIII, họ đã thiết lập được 13 thuộc địa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.
	- Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng thuế, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước... Vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt.
	- Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân Bắc Mĩ đã đứng lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đồng thời mở đường cho CNTB phát triển.
	+ Diễn biến của chiến tranh.
	- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng.
	- Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a, yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không đạt kết quả.
	- Tháng 4 - 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
	- Ngày 4 -7 - 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.
	- Tháng 10 - 1777, quân 13 thuộc địa lại giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập c...sống nhân dân rất khổ cực.
	- Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN đã phát triển nhưng lại bị chế độ PK cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.
	+ Tình hình chính trị, xã hội;
	- Trước CM, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. 
	- Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó Đẳng cấp thứ ba (gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị) không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.
	- Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt. Nên dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.
	+ Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:
	- Thời kì này, đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô đã ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI.
	- Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.
	2. Trình bày nguyên nhân trực tiếp bùng nổ và sự phát triển của cách mạng Pháp?
	+ Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ cuộc cách mạng:
	- Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc.
	- Ngày 5 - 5 - 1789, Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Nhưng đại diện của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và đã tự thành lập Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.
	+ Sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp diễn ra qua ba giai đoạn chính:
	- Giai đoạn phái Lập hiến thiết lập chế độ quân chủ lập 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_8_truong_thcs_ham_nghi.doc