Đề cương ôn tập đợt 1 môn Sinh học Lớp 6, 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Hàm Nghi

A. LÍ THUYẾT:

* Tuần 22, Tiết 44. Vệ sinh da

I. Bảo vệ da

  - Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da, hạn chế hoạt động tiết mồ hôi.

  - Da xây xất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy cần giữ da sạch sẽ và bảo vệ da không bị xây xát.

  - Để giữa da sạch phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và tránh bệnh ngoài da.

doc 4 trang cogiang 15/04/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập đợt 1 môn Sinh học Lớp 6, 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập đợt 1 môn Sinh học Lớp 6, 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Hàm Nghi

Đề cương ôn tập đợt 1 môn Sinh học Lớp 6, 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Hàm Nghi
g lẻ gồm trục, vảy, noãn
* Tuần 24, Tiết 47. Hạt kín - Đặc điểm của thực vật hạt kín
 1. Quan sát đặc điểm của một số cây hạt kín.
 a. Về cơ quan sinh dưỡng.
 - Rễ: cọc và rễ chùm
 - Thân: leo, bò, gỗ (cỏ, cột)
 - Lá: rất đa dạng: lá đơn, lá kép.
 b. Về cơ quan sinh sản: Phiếu học tập/135
 2. Liệt kê so sánh đặc điểm cấu tạo một số cây (hạt kín) có hoa:
 Hạt kín là thực vật có hoa.
 - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép). Trong thân có mạch dẫn phát triển.
 - Có hạt nằm trong quả (hạt kín), là nhóm thực vật phát triển nhất, tiến hóa hơn cả.
 - Môi trường sống rất đa dạng. 
* Tuần 24, Tiết 48. Lớp 2 lá mầm và lớp một lá mầm
 + Cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm.
Đặc điểm
Lớp Một lá mầm
Lớp Hai lá mầm
Rễ
Rễ chùm
Rễ cọc
Thân 
Thân cỏ, cột
Thân gỗ, cỏ, leo
Kiểu gân lá
Gân lá song song hoặc hình cung
Gân lá hình mạng
Số cánh hoa
Hoa có 6 hoặc 3 cánh
Hoa có 5 hoặc 4 cánh
Hạt
Phôi có một lá mầm
Phôi có hai lá mầm
B. BÀI TẬP.
1. Trình bày cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây dương xỉ ?	
2. Cơ quan sinh dưỡng của thông có đặc điểm gì ?
3. Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Nêu rõ cấu tạo của chúng ?	
4. Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín ?
5. Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất?
6. Đặc điểm để phân biệt lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm ? Kể tên một số cây Một lá mầm và cây Hai lá Mầm.
-------------------Hết------------------
 Ngọc Bay, ngày 16/02/2021
 Duyệt của BGH Giáo viên ra đề
Nguyễn Thị Hồng Ái Trần Thị Thanh Huyền
LƯU Ý:
1. HS làm bài trên giấy kiểm tra
 2. Nộp bài, kí tên theo quy định (ngày 28/02/2021)
PHÒNG GD&ĐT TP. KON TUM
TRƯỜNG THCS HÀM NGHI
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8 - ĐỢT 1
(Từ ngày 17/02/2021 đến ngày 28/02/2021)
A. LÍ THUYẾT:
* Tuần 22, Tiết 44. Vệ sinh da
I. Bảo vệ da
 - Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da, hạn chế hoạt động tiết mồ hôi.
 - ... kinh vận động (cơ xương): là hoạt động có ý thức.
 - Hệ thần kinh sinh dưỡng: là hoạt động không có ý thức. 
* Tuần 23, Tiết 46. Thực hành
* Tuần 24, Tiết 47. Dây thần kinh tủy 9
I. Cấu tạo của dây thần kinh tủy
 - Dây thần kinh tủy gồm 31 đôi, phát đi từ tủy sống.
 - Mỗi dây thần kinh tủy gồm:
 + Các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác)
 + Nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống bằng các rễ trước (rễ vận động)
 + Các rễ trước và rễ sau qua khe giữa 2 đốt sống → dây thần kinh tủy
II. Chức năng của dây thần kinh tủy
 - Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương → cơ quan đáp ứng.
 - Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.
→ Dây TK tủy là dây pha vì gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động liên hệ với tủy sống bằng rễ trước và rễ sau.
 * Tuần 24, Tiết 48. Trụ não, tiểu não, não trung gian
I. Vị trí và các thành phần của não bộ
 Não bộ gồm:
 - Đại não.
 - Não trung gian: + Đồi thị.
 + Dưới đồi thị.
 - Trụ não: 
 • Não giữa: + củ não sinh tư (sau)
 + cuống não (trước)
 • Cầu não.
 • Hành não.
II. Cấu tạo và chức năng của trụ não
 1. Cấu tạo
 2. Chức năng
III. Não trung gian
 1. Vị trí và cấu tạo
 2. Chức năng
IV. Tiểu não
 1. Cấu tạo
 2. Chức năng
B. BÀI TẬP.
1. Nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
2.Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh?
3. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Cấu tạo và chức năng dây thần kinh tủy?
4.Trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian, tiểu não?
-------------------Hết------------------
 Ngọc Bay, ngày 16/02/2021
 Duyệt của BGH Giáo viên ra đề
Nguyễn Thị Hồng Ái Trần Thị Thanh Huyền
LƯU Ý:
1. HS làm bài trên giấy kiểm tra
 2. Nộp bài, kí tên theo quy định (ngày 28/02/2021)

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_dot_1_mon_sinh_hoc_lop_6_8_nam_hoc_2020_2021.doc