Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng.

Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.

Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau.

Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng.

Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.

Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều.

Đáng lo ngại hơn, trên đây chỉ là số liệu được thông báo. Còn rất nhiều trường hợp bị nhà trường hay học sinh dấu đi nhằm giữ thể diện cho thanh danh của nhà trường.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau, mà một số học sinh khác còn bị tấn công về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, lối tư duy của học sinh bị bạo hành sau này.

doc 5 trang Phi Hiệp 23/03/2024 11980
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông
y càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.
Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều.
Đáng lo ngại hơn, trên đây chỉ là số liệu được thông báo. Còn rất nhiều trường hợp bị nhà trường hay học sinh dấu đi nhằm giữ thể diện cho thanh danh của nhà trường.
Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau, mà một số học sinh khác còn bị tấn công về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, lối tư duy của học sinh bị bạo hành sau này.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay
2.1. Từ chính bản thân học sinh
Bạo lực học đường ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách học sinh. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh đối tượng từ 12-17 tuổi.
Giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách).
Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở việt nam
2.2. Từ phía nhà trường
Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.
Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.
2.3. Từ phía gia đình
Nguyên nhân bạo lực học đường: Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn
Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở việt nam.
Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình...iều kiện tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục khác nhau về cơ sở vật chất, tài liệu, năng lực đội ngũ... Tuy nhiên, điểm chung nhất là không vun trồng giá trị của nhà trường, các hoạt động giáo dục sẽ đơn điệu, xơ cứng, tiềm ẩn suy nghĩ, hành vi lệch chuẩn làm phát sinh bạo lực học đường.
Giáo viên cần thay đổi
Giáo viên cần thay đổi mục tiêu, phương pháp giảng dạy, thói quen xấu để đạo đức nhà giáo tỏa sáng. Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng xây dựng trường học an toàn, tích cực, thân thiện. Con đường để nhà giáo thay đổi là tự học, tự bồi dưỡng.
Có rất nhiều thách thức do khó khăn về đời sống, áp lực công việc, nhưng muốn học sinh tiến bộ, trở thành những công dân tử tế của ngày mai, nhà giáo phải tự học, cập nhật kiến thức, thêm vốn sống, kỹ năng để thay đổi phương pháp, làm chủ thiết bị công nghệ. Có như thế, hoạt động giáo dục luôn mang đến sự năng động, tự tin, thoải mái cho học sinh.
Tâm lý giáo dục học đồng hành với phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học được triển khai nhiều thời gian qua, bước đầu tạo sự thay đổi. Tuy nhiên, phương pháp dạy học chỉ thẩm thấu đến những học sinh chủ động, những em lẽ ra cần được quan tâm khi áp dụng phương pháp mới thì lại đứng bên lề.
Để phương pháp dạy học phát huy hiệu quả và phủ kín đến mọi đối tượng trong lớp, nhà giáo phải am hiểu tâm lý giáo dục. Có thể ví tâm lý giáo dục như con thuyền chở phương pháp dạy học đổi mới đến bờ thành công.
Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Phải có sự định hướng của nhà trường, tiếp tục vun trồng ở gia đình và phát triển của xã hội (bao gồm cả chế tài) thì học sinh mới kỷ luật, trách nhiệm, khoan dung. Sự phối hợp phải trên tinh thần tự trọng, trách nhiệm, kịp thời chia sẻ thông tin.
Do nhận thức, đùn đẩy trách nhiệm nên nội dung dạy học tại trường không được vận dụng tại gia đình và xã hội, hệ quả là sự định hướng bị... giậm chân tại chỗ.
Trách nhiệm của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp
Để trường học an toàn, không xảy ra bạo lực học đường đòi hỏi...ững vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây, những học sinh bị bỏ rơi, ít nhiều tham gia vào bạo lực. Yêu thương không thể tự có mà phải bắt đầu từ kỹ năng (mang tính tự phát), lâu dần thành thói quen.
Lứa tuổi học sinh phổ thông hiếu động, bồng bột, thích thể hiện mình, muốn được quan tâm nhưng ngại chia sẻ về tình cảm, sự khó khăn đang đối mặt. Người thầy cần quan tâm đến từng học sinh, đặt ra yêu cầu thích hợp để học sinh tiến bộ. Mục tiêu đổi mới giáo dục đã nhấn mạnh, quá trình đổi mới phải mang đến sự thay đổi cho từng học sinh.
Mỗi ngày một câu chuyện tử tế
Những câu chuyện, bài học, hình ảnh về thầy trò, phụ huynh và của những ai hết lòng vì sự nghiệp giáo dục sẽ giúp nét đẹp học đường được tỏa sáng. Tiếng lành đồn xa, xã hội hiểu thêm, có niềm tin vào giáo dục, giúp thầy cô vững vàng trên bục giảng. Lúc ấy, mỗi tiết học, mỗi ngày đến trường, hoạt động của thầy và trò luôn là chuyện tử tế.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_thuc_hien_va_xay_dung_t.doc