Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

CNXH ở nước ta lấy mục tiêu phát triển toàn diện con người. Trường học là nơi diễn ra hoạt động dạy và học và thực hiện mục tiêu trên; do đó, việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở trường học có một tầm quan trọng không chỉ trong lĩnh vực giáo dục, mà còn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ nhất, việc thực hiện dân chủ trong trường học sẽ giúp cho CB-GV- CNV, học sinh… ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong nhà trường. Thực tế, không phải ai cũng nhận thức hết được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong tập thể. Việc không nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình thì cá nhân sẽ thụ động, ỷ lại vào tập thể; không phát huy được hết khả năng, sự cống hiến của mình cho tâp thể. Khi cá nhân xác định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình thì sẽ tự giác và cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.

Thứ hai, nếu vấn đề dân chủ trong nhà trường được thực hiện có hiệu quả sẽ tạo nên một tập thể đoàn kết. Các thành viên tin tưởng lẫn nhau, tin vào cái tâm và cái tầm của người quản lí sẽ tạo nên sức mạnh, cống hiến hết sức mình vào việc xây dựng một tập thể nhà trường vững mạnh.

Thứ ba, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học là việc thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ cở, cụ thể ở đây là phát huy được quyền làm chủ của người dạy và người học. Qua đó, giáo viên có thể phát biếu ý kiến đóng góp về việc xây dựng trường lớp, quá trình dạy học sao cho đạt hiệu quả cao; góp ý về các vấn đề thu, chi ngân sách, sửa chữa trường học, học hỏi kinh nghiệm của nhau trong công tác tác chuyên môn…; học sinh, phụ huynh có thể phát biểu những nguyện vọng, tâm tư của mình trong công tác quản lí giáo dục của nhà trường cũng như công việc giảng dạy của giáo viên để việc học có thể đạt kết quả cao.

Thứ tư, thực hiện tốt dân chủ trong trường học sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các thành viên trong nhà trường. Nếu tất cả CB-GV- CNV cũng như học sinh phát huy được quyền làm chủ, chủ động thực hiện nhiệm vụ, công việc chung của nhà trường thì mọi việc được tiến hành thông suốt, hiệu quả. Ngược lại, nếu họ không chủ động, sáng tạo và phát huy quyền làm chủ của mình thì sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ, “cha chung không ai khóc”,…và hiệu quả của tất cả mọi công việc của nhà trường sẽ không đạt đúng yêu cầu.

Thứ năm, khi thực hiện có hiệu quả dân chủ trong trường học sẽ tạo dựng một niềm tin vững chắc của Đảng, Chính quyền địa phương, giữa những CB-GV-CNV, với phụ huynh và học sinh. Trong nhà trường, bộ phận quản lí từ Chi bộ Đảng, BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… luôn đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng rõ ràng, minh bạch trong mọi công việc và là tấm gương tốt, luôn biết lắng nghe và chia sẻ những ý kiến đóng góp cũng như những nguyện vọng của CB-GV-CNV, phụ huynh và học sinh. Từ đó, CB-GV-CNV, phụ huynh và học sinh tin tưởng, ủng hộ và tự giác thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong công tác dạy và học.

doc 5 trang Phi Hiệp 23/03/2024 4060
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông
 vấn đề dân chủ trong nhà trường được thực hiện có hiệu quả sẽ tạo nên một tập thể đoàn kết. Các thành viên tin tưởng lẫn nhau, tin vào cái tâm và cái tầm của người quản lí sẽ tạo nên sức mạnh, cống hiến hết sức mình vào việc xây dựng một tập thể nhà trường vững mạnh.
Thứ ba, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học là việc thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ cở, cụ thể ở đây là phát huy được quyền làm chủ của người dạy và người học. Qua đó, giáo viên có thể phát biếu ý kiến đóng góp về việc xây dựng trường lớp, quá trình dạy học sao cho đạt hiệu quả cao; góp ý về các vấn đề thu, chi ngân sách, sửa chữa trường học, học hỏi kinh nghiệm của nhau trong công tác tác chuyên môn; học sinh, phụ huynh có thể phát biểu những nguyện vọng, tâm tư của mình trong công tác quản lí giáo dục của nhà trường cũng như công việc giảng dạy của giáo viên để việc học có thể đạt kết quả cao.
Thứ tư, thực hiện tốt dân chủ trong trường học sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các thành viên trong nhà trường. Nếu tất cả CB-GV- CNV cũng như học sinh phát huy được quyền làm chủ, chủ động thực hiện nhiệm vụ, công việc chung của nhà trường thì mọi việc được tiến hành thông suốt, hiệu quả. Ngược lại, nếu họ không chủ động, sáng tạo và phát huy quyền làm chủ của mình thì sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ, “cha chung không ai khóc”,và hiệu quả của tất cả mọi công việc của nhà trường sẽ không đạt đúng yêu cầu.
Thứ năm, khi thực hiện có hiệu quả dân chủ trong trường học sẽ tạo dựng một niềm tin vững chắc của Đảng, Chính quyền địa phương, giữa những CB-GV-CNV, với phụ huynh và học sinh. Trong nhà trường, bộ phận quản lí từ Chi bộ Đảng, BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ luôn đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng rõ ràng, minh bạch trong mọi công việc và là tấm gương tốt, luôn biết lắng nghe và chia sẻ những ý kiến đóng góp cũng như những nguyện vọng của CB-GV-CNV, phụ huynh và học sinh. Từ đó, CB-GV-CNV, phụ huynh và học sinh tin tưởng, ủng hộ và tự giác thực hiện t...trương hoạt động của nhà trường; được trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề của nhà trường cũng như giám sát, kiểm tra các hoạt động của nhà trườngĐáp ứng yêu cầu này, ngày 01 tháng 3 năm 2000, Bộ GD&ĐT đã ra quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường”. Trong đó, Quyết định nêu rõ quyền và trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường.
Trong những năm qua, kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW và sau đó là Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT, Ngành Giáo dục đã có nhiều chuyển biến, trong đó có những mặt tích cực và tiêu cực. Hệ thống trường học, bậc học được duy trì, cơ sở vật chất phần nào được cải thiện đáp ứng cho nhu cầu dạy và học, đặc biệt là ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình học, sách giáo khoa được thay đổi, cải thiện phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh. Đội ngũ giáo viên đầy đủ, được đào tạo đầy đủ, đúng chuyên môn. Đa số giáo viên yêu nghề, chủ động sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức trách nhiệm cao. Gia đình, xã hội và nhà trường ngày càng quan tâm đầu tư cho giáo dục nhiều hơn trước. Những tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, học sinh, giáo viên được quan tâm nhiều hơn trước. Những ý kiến đóng góp về việc xây dựng trường, lớp, kế hoạch hoạt động của nhà trường được chú trọng hơn
Về việc thực hiện dân chủ trong nhà trường, theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, “việc thực hiện dân chủ cơ sở góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo về phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Một số biểu hiện tiêu cực, mất dân chủ trong các nhà trường đã từng bước được ngăn chặn và giải quyết kịp thời. Đến nay, 100% các cơ sở GD&ĐT công lập đã tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức với tinh thần dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, công khai những vấn đề về tài chính; tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự; hoạt động đào tạo, tuyển sinh.”
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Ngành Giá... giỏi phát huy hết khả năng trong sự nghiệp của mình. Một vấn đề đáng lưu ý là những bất cập trong công tác quản lí: “Đã xuất hiện quá nhiều các trường hợp những Thông tư, quy chế, quy định, chuẩn mực được các cơ quan quản lí ở Bộ ban hành thiếu sức sống, không thiết thực, đội ngũ giáo viên không hiểu, không biết cách thực hiện. Dẫn đến tình trạng nhiều Thông tư, quy chế có định hướng tốt đẹp, tiến bộ, có giá trị đổi mới nhưng khi triển khai thực hiện lại không đạt hiệu quả như mong muốn. Thậm chí dẫn đến sự bức xúc trong dư luận; nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên và cả các phụ huynh phàn nàn, kêu ca, phản đối Đặc biệt nguy hại là khi tính khả thi của các Thông tư gặp vấn đề, việc thực hiện thông tư ở các vùng miền, các cơ sở giáo dục có sự chênh lệch, đội ngũ giáo viên và học sinh khốn khổ, cha mẹ học sinh bức xúc, cán bộ quản lí cấp trường đau đầu, bế tắcthì người ta lại đổ lỗi cho giáo viên, quy kết cho giáo viên không hiểu, không biết làm, không chăm chỉĐiều đó thật phi lí, chứng tỏ sự quan liêu đã trở thành trọng bệnh trong bộ máy quản lí giáo dục của nước ta. Điều này chứng tỏ những người đề xuất và tiến hành các dự án, các thông tư không chỉ thiếu cái tâm mà còn thiếu cái tầm của nhà quản lí”. Theo đó, rất nhiều vấn đề đang xuất phát từ người quản lí từ trên xuống từ việc hoạch định đến việc hướng dẫn thực hiện; qua đó khẳng định tầm quan trọng của cái tâm và cái tầm của người quản lí. Ngoài ra, trong các trường học hiện nay, xuất hiện tình trạng dân chủ mang tính hình thức; đó là các nhà quản lí vẫn quyết theo ý mình mặc dù có tổ chức bàn bạc và lấy ý kiến. Những chủ trương, kế hoạch thu, chi chưa rõ ràng, thậm chí không công khai dẫn đến tình trạng giáo viên, phụ huynh, học sinh không rõ, gây ra những dư luận tiêu cực cũng như suy giảm lòng tin vào cán bộ quản lí. Đây là tình trạng diễn ra ở không ít các trường học trên cả nước.
Cũng theo đánh giá của lãnh đạo Bộ GD&ĐT: “Ở một vài cơ sở giáo dục còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Phương châ

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_thuc_hien_quyen_dan_chu.doc