Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn THPT

1.1. Về các phương pháp dạy học tích cực        

Trong các phương pháp dạy học tích cực, học sinh là chủ thể nhận thức; giáo viên tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý; giúp học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng, kiến tạo tri thức cho riêng mình. Hoạt động học của học sinh bao gồm sự nghiên cứu, khai thác tư liệu dạy học, trao đổi, tranh luận với nhau và trao đổi với giáo viên. Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiều hình thức nhưng nhìn chung, các phương pháp dạy học tích cực đều có những đặc trưng cơ bản sau:

           Thứ nhất, thông qua các hoạt động để hình thành kiến thức, khơi dậy những tiềm năng sáng tạo. Học sinh được đặt vào những tình huống cụ thể, trực tiếp quan sát, thảo luận, phát hiện, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình. 

           Thứ hai, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Muốn học sinh biết tự học, phải dạy cho học sinh cách học, cách tư duy trước mỗi vấn đề, mỗi tình huống học tập.

           Thứ ba, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong một lớp học, năng lực nhận thức, khả năng tư duy của học sinh không đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực phải có sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập. 

           Thứ tư, dạy học không tách khỏi kiểm tra đánh giá. Trong quá trình dạy học, việc đánh giá học sinh không phải để xếp loại mà là để khích lệ học sinh hứng thú học tập, tư vấn giúp học sinh tìm ra cách học phù hợp nhất. 

doc 42 trang cogiang 19/04/2023 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn THPT

Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn THPT
hương trình môn Ngữ văn
15
3. Xây dựng bài học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
16
3.1. Quan niệm về bài học
16
3.2. Đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động của học sinh
16
3.3. Hướng dẫn xây dựng bài học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
19
3.3.1. Lựa chọn nội dung cho bài học
20
3.3.2. Xây dựng bài học minh họa
20
LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu tập huấn về Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học nhằm hướng dẫn giáo viên chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề. Thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Ngoài các vấn đề chung về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, kĩ thuật tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tài liệu tập trung vào việc xây dựng bài học theo chủ đề gồm các bước sau:
	1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.
	2. Lựa chọn nội dung từ các bài học trong sách giáo khoa hiện hành của một môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng nội dung bài học.
	3. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành; dự kiến các hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh để xác định các năng lực và phẩm chất chủ yếu có thể góp phần hình thành/phát triển từ bài học.
	4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
	5. Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả ở mục 4 để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề bài học.
	6. Thiết kế tiến trình dạy học bài học thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực để tổ chức cho học sinh thực hiện ở trên lớp và ở nhà...iên cứu, khai thác tư liệu dạy học, trao đổi, tranh luận với nhau và trao đổi với giáo viên. Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiều hình thức nhưng nhìn chung, các phương pháp dạy học tích cực đều có những đặc trưng cơ bản sau:
	Thứ nhất, thông qua các hoạt động để hình thành kiến thức, khơi dậy những tiềm năng sáng tạo. Học sinh được đặt vào những tình huống cụ thể, trực tiếp quan sát, thảo luận, phát hiện, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình. 
	Thứ hai, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Muốn học sinh biết tự học, phải dạy cho học sinh cách học, cách tư duy trước mỗi vấn đề, mỗi tình huống học tập.
	Thứ ba, tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong một lớp học, năng lực nhận thức, khả năng tư duy của học sinh không đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực phải có sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập. 
	Thứ tư, dạy học không tách khỏi kiểm tra đánh giá. Trong quá trình dạy học, việc đánh giá học sinh không phải để xếp loại mà là để khích lệ học sinh hứng thú học tập, tư vấn giúp học sinh tìm ra cách học phù hợp nhất. 
1.2. Về các kĩ thuật dạy học tích cực
	Kĩ thuật dạy học được hiểu là phần cụ thể hóa của phương pháp dạy học, là phương thức thực hiện phương pháp. Một phương pháp có thể được tiến hành bằng nhiều kĩ thuật. Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích mà giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, giáo viên phải sử dụng các kĩ thuật dạy học để mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, tránh sự ỷ lại hoặc không hợp tác. ... quả, giáo viên có thể trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả hoặc hướng dẫn học sinh tự đánh giá lẫn nhau; chốt kiến thức và chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá
2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ việc đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là hoạt động quan sát, theo dõi, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Đó không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào; quá trình học tập tiến bộ ra sao. Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục. Để hiểu đầy đủ và tư vấn định hướng tốt nhất về phương pháp học tập cho học sinh, cần chú trọng kết hợp đánh giá thường xuyên và định kì; đánh giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập
2.2. Hình thức đánh giá
2.2.1. Đánh giá quá trình học tập 
	Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
	- Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh theo tiến trình dạy học.
	- Ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập... của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết...
	- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
	- Khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn. 
	Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được tiến hành trong quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mục đích và phương thức kiểm tra, đánh giá trong mỗi giai đoạn thực hiện một nhiệm vụ học tập như sau:
	- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức một tình huống có tiềm ẩn vấn đề, lựa chọn một kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp để học sinh giải quyết tình huống. 
	- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tham gia các hoạt động giải

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tap_huan_phuong_phap_va_ki_thuat_to_chuc_hoat_dong.doc