SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT - THCS Đăk Kôi - Trần Văn Ngân
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về Kinh tế - Văn hoá- Chính trị và xã hội hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề Giáo dục con người phát triển toàn diện, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển của sản xuất mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sự phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hoá. Đại hội VIII của Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu nhằm xây dựng chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững, mau chóng sánh vai được với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng ấy mà đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện có hiệu quả cao, thiết thực. Đặc biệt là hệ thống giáo dục phổ thông, một bậc học vô cùng quan trọng. Đây là bước tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách của lớp trẻ Việt Nam. Một trong những môn học có ý nghĩa to lớn và tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đó là môn Âm nhạc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT - THCS Đăk Kôi - Trần Văn Ngân
ông, một bậc học vô cùng quan trọng. Đây là bước tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách của lớp trẻ Việt Nam. Một trong những môn học có ý nghĩa to lớn và tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đó là môn Âm nhạc. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày từ khi con người xuất hiện. Ở Việt Nam một số loại hình nghệ thuật âm nhạc như: Nhã nhạc Cung đình Huế; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Ca trù; Hát xoang ... đã được UNESCO công nhận là: “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Mục đích của giáo dục âm nhạc trong nhà trường THCS nói chung là vô cùng quan trọng, bởi đã đưa âm nhạc vào đời sống của học sinh góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức lối sống, phát triển trí tuệ, thể chất ở học sinh, khích lệ các em có khả năng phát triển toàn diện để sau này trở thành những con người “Vừa hồng vừa chuyên” xây dựng đất nước đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Là một giáo viên dạy tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi - huyện Kon Rẫy, trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc thông qua các phân môn: Dạy hát, nhạc lý, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức, chính vì vậy phải có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức chuyên môn giỏi, có tâm hồn và lối sống trong sáng lành mạnh, có tình thương yêu học sinh để hướng các em vào học môn âm nhạc có hiệu quả cao nhất. Với điều kiện thực tại của Nhà trường các phương tiện và cơ sở vật chất dành cho giảng dạy âm nhạc còn gặp nhiều khó khăn như: Thiếu phòng bộ môn, thiếu nhạc cụ, thiếu trang thiết bị nghe nhìn. Cho nên nhìn chung hiệu quả giáo dục môn âm nhạc, trong đó có phân môn học hát còn hạn chế. Qua học tập và thực tiễn trong công tác giảng dạy môn âm nhạc ở trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi. Đặc biệt là Trường THCS trên 95% học sinh là Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tôi xin đưa ra một vài quan điểm và giải pháp về giảng dạy môn Âm nhạc trường THCS nơi tôi giảng dạy, nhằm góp phần tích cực cho ngành GD&ĐT huyện nh... nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi" 2. Mục đích nghiên cứu: Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh trở thành những con người toàn diện. Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Nhưng riêng bộ môn Âm nhạc thì bản thân nó cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Việc tạo cho các em hứng thú trong học tập môn âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái hơn về tinh thần.Và ca hát luôn là món ăn tinh thần cho con người cũng như trong chương trình giáo dục ở các cấp học. Môn âm nhạc ở THCS thì đây còn là những kiến thức ban đầu giúp cho học sinh được học và biết ca hát theo một quy định chung nhất. Nhưng qua thực tế việc giảng dạy phân môn này ở trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi, tôi thấy còn rất nhiều khó khăn như: Ngoài sự quan tâm của ngành giáo dục, sự giúp đỡ của các lãnh đạo, Ban giám hiệu và giáo viên trong trường thì mong muốn của tôi là đội ngũ giáo viên âm nhạc phải thật đồng bộ từ cấp mầm non, tiểu học và THCS. Vì nếu không có sự đồng bộ thì việc truyền thụ kiến thức sẽ gặp khó khăn cho giáo viên dạy các lớp sau. Vì ở xã Đăk Kôi chỉ có giáo viên âm nhạc THCS còn ở bậc học Tiểu học và Mầm non chì chưa có. Do đó chưa có sự đồng bộ. Ví dụ : Nếu có giáo viên dạy Mẫu giáo có chuyên môn về âm nhạc sẽ tạo được sự yêu thích âm nhạc cho các em ngay buổi ban đầu. Đây là cơ sở tốt cho giáo viên âm nhạc truyền thụ những kiến thức mới cho ở cấp tiểu học cho các em. Học xong tiểu học cũng như các môn học khác, các em đã có sẵn vốn kiến thức nói chung. Riêng môn âm nhạc và học hát vốn là sở thích của các em khi ở độ tuổi ban đầu “Học mà chơi, chơi mà học” ở các cấp mẫu giáo và ở các cấp đầu bậc tiểu học, lên cấp THCS, các em...năng khảo sát, đánh giá phân tích trung thực và khách quan trong quá trình học hát và kết quả học hát của học sinh thật khoa học. Theo quy định mỗi giáo viên trong trường phải thao giảng 2 tiết trong năm học tới dự giờ có các thành viên trong nhà trường nhưng do chuyên môn có khác nhau nên việc đánh giá kết luận khó có thể đạt mức chính xác được. Do tính đặc thù của môn học nên khi tổ chức dự giờ để nhận xét đánh giá kết quả. Ngành giáo dục cấp huyện cần bố trí xắp xếp thành cụm bố trí các giáo viên âm nhạc đến lần lượt dự giờ ở từng trường vừa mang tính khách quan, vừa học hỏi được với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp trong phương pháp giảng dạy môn âm nhạc . 4. Đối tượng nghiên cứu: Tôi chọn lựa đối tượng nghiên cứu là học sinh Trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi. Vì đối tượng học sinh Trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi có cả học sinh DTTS và học sinh người Kinh, nên từ những đối tượng này có thể giúp tôi đi sâu nghiên cứu có thể giúp tôi sớm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại Trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi giúp các em say mê học tập. 5. Những phương pháp nghiên cứu chính: Các phương pháp cơ bản giúp cho tôi tập trung vào nghiên cứu chính đó là: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp thống kê. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Phần 1: THỰC TRẠNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT TẠI TRƯỜNG PTDTBT-THCS ĐĂK KÔI 1.1.Tầm quan trọng của môn âm nhạc đối với học sinh trường PTDTBT-THCS Đăk Kôi : Âm nhạc có một vị trí quan trọng trong đời sống con người, đối với mỗi người hoạt động ca hát là nguồn nuôi dưỡng tinh thần. Các giai điệu trầm bổng, sự phong phú của tiết tấu ở các thể loại bài hát sẽ đưa chúng ta vào thế giới một cách tươi đẹp, hấp dẫn và lý thú. Ca hát luôn luôn giúp chúng ta cảm nhận cuộc sống tươi đẹp tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ trẻ cũng có thể cảm nhận được ca hát một cách thụ động, phản ứng với âm nhạc ngay lúc này. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trê
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_phan_mon_hoc_h.doc