SKKN Biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành học tốt môn Toán Lớp 5 - Trần Thị Thủy

Trong các môn học ở trường Tiểu học thì môn toán có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Rèn luyện những phẩm chất về nhân cách như: tính cẩn thận, chính xác, dứt khoát, lí luận chặt chẽ...Đồng thời giúp trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức và phương pháp riêng để nhận thức thế giới và làm công cụ cần thiết để học tập các môn học khác tốt hơn. 

          Môn toán rất quan trọng, cần thiết thế nhưng quá trình giảng dạy tôi nhận thấy về mặt kiến thức học sinh chưa hoàn thành môn toán rất nhiều. Điều đó khiến tôi không khỏi băn khoăn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh chưa hoàn thành môn toán, giúp các nắm được những kiến thức cơ bản trong chương trình toán 5. Đó là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này. Nhưng chúng ta đã biết mỗi học sinh có điều kiện sống và học tập khác nhau, các em khác nhau về ngoại hình, tính cách và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài học nhanh nhung cũng có những em tiếp thu bài học rất chậm, có khi còn không hiểu gì thông qua hoạt động trên lớp. Đặc biệt là môn toán sự lô gic cao. Tôi phải làm gì đối với những học sinh chưa hoàn thành này? Đó chính là vấn đề tôi luôn trăn trở, quan tâm và thôi thúc tôi trong suốt quá trình dạy.

doc 22 trang cogiang 17/04/2023 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành học tốt môn Toán Lớp 5 - Trần Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành học tốt môn Toán Lớp 5 - Trần Thị Thủy

SKKN Biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành học tốt môn Toán Lớp 5 - Trần Thị Thủy
an trọng, cần thiết thế nhưng quá trình giảng dạy tôi nhận thấy về mặt kiến thức học sinh chưa hoàn thành môn toán rất nhiều. Điều đó khiến tôi không khỏi băn khoăn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh chưa hoàn thành môn toán, giúp các nắm được những kiến thức cơ bản trong chương trình toán 5. Đó là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này. Nhưng chúng ta đã biết mỗi học sinh có điều kiện sống và học tập khác nhau, các em khác nhau về ngoại hình, tính cách và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài học nhanh nhung cũng có những em tiếp thu bài học rất chậm, có khi còn không hiểu gì thông qua hoạt động trên lớp. Đặc biệt là môn toán sự lô gic cao. Tôi phải làm gì đối với những học sinh chưa hoàn thành này? Đó chính là vấn đề tôi luôn trăn trở, quan tâm và thôi thúc tôi trong suốt quá trình dạy.
 	Là giáo viên chủ nhiệm lớp 5, ngày ngày tôi được tiếp xúc với các em, đây là điều kiện thuận lợi giúp tôi tìm hiểu tâm lí của các em và đề ra những biện pháp phù hợp giáo dục để rèn những học sinh chưa hoàn thành có thể nắm được bài học và hòa nhập vào hoạt động học trên lớp cùng các bạn.
 	Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy ở trường TH Đăk Rve, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình từ Ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ tận tình của tập thể hội đồng sư phạm. Đặc biệt những khó khăn mà tôi gặp phải trong quá trình công tác luôn được sự chia sẻ, quan tâm của tập thể giáo viên và ban giám hiệu nhà trường. Bên cạnh sự chia sẻ và hỗ trợ về tinh thần, tôi còn luôn được học hỏi và chia sẻ nhiều kinh nghiệm dạy học mà các đồng nghiệp trong trường triển khai thực hiện. Mỗi kinh nghiệm mà đồng nghiệp đưa ra đều bổ ích để chúng tôi rút kinh nghiệm một cách tích cực.
 	Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, tôi nhận thấy việc rèn cho học sinh chưa hoàn thành môn toán là việc làm cấp bách, thiết thực. Vì thế tôi chọn đề tài: “ Biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành học tốt môn toán lớp 5” làm đề tài nghiên cứu của mình.
B. GIẢI ... điểm của học sinh tiểu học như vậy, ta phải sử dụng phương pháp dạy học phù hợp đối với học sinh. Đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành trong quá trình giải các bài tập toán một cách khoa học, lô gic, đồng thời phát triển khả năng tư duy của các em.
 	2. Cơ sở dạy học toán cho học sinh chưa hoàn thành trong trường Tiểu học.
 	Quá trình dạy học toán lớp 5 góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và rèn luyện tích cực, chủ động khoa học sáng tạo cho học sinh. Cho nên giáo viên phải tổ chức các hoạt động thường xuyên tạo ra tình huống có vấn đề. Đặc biệt các vấn đề là các sự vật, hiện tương xung quanh các em, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ năng vấn đề đó, huy động các kiến thức và các con đường đã có để giải đáp các câu hỏi đặt ra trong quá trình giải quyết vấn đề đó, diễn đạt các bước đi trong cách làm, tự mình kiểm tra lại các kết quả đã đạt được, cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Tuy nhiên, để tổ chức được các hoạt động học tập, giáo viên cần xác định được: Nội dung cần cho học sinh lĩnh hội là gì? Cần tổ chức các hoạt động như thế nào?
 	Bởi vậy, giáo viên phải chủ động tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động theo chủ đích nhất định với sự trợ giúp đúng mức của giáo viên, của sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, để mỗi cá nhân học sinh “khám phá” tự phát hiện và tự giải quyết bài học thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới, với các kiến thức liên quan đã học, với kinh nghiệm của bản thân. Đó là các cơ sở để giúp các em học sinh chưa hoàn thành vươn lên và tự hoàn thiện.
 	II. THỰC TRẠNG
 	1. Thực trạng tình hình đơn vị công tác.
 	Trong năm học: 2014-2015 tôi được phân công giảng dạy lớp 5 có đối tượng HS khác nhau vừa là con em người Kinh, vừa là con em người địa phương ở điểm Trà Bồng, trường TH Đăk Rve. Trong quá trình dạy và thăm lớp dự giờ đồng nghiệp tôi thấy học sinh còn h...bài tập.
 	Phương pháp học tập chưa tốt: Một số em không thuộc công thức, quy tắc tính chu vi, diện tích các hình đã học. Nhiều em làm xong không kiểm tra lại bài cho nên khi trả bài các em mới biết là mình sai, có em đọc đề xong, lúc giải các em lại chép đề lần nữa nên mất nhiều thời gian, trong khi đó một tiết dạy chỉ có 35 – 40 phút 
 	Năng lực tư duy yếu: Do khả năng hạn chế của bản thân một số em chưa hoàn thành về kiến thức, kĩ năng nghe giáo viên phân tích giảng bài không có khả năng khái quát hóa, không biết tư duy nên không thể nhớ trình tự tính toán, giải toán. Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm.
 	Cụ thể qua khảo sát tìm hiểu thực tế các tiết học toán ở một số lớp 5 khi chưa áp dụng các biện pháp và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tại trường TH Đăk RVe cuối kì I năm học: 2014-2015 kết quả đạt như sau:
Lớp
TSHS
Điểm: 9-10
Điểm: 7- 8
Điểm: 5- 6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5B
17
3
17,65%
4
23,5%
7
41,2%
3
17,65%
5C
13
0
3
23.1%
6
46.2%
4
23.7%
Qua bảng số liệu trên cho thấy chất lượng học phân môn Toán rất thấp. Từ thực trạng đó tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng và một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh chưa hoàn thành trong môn Toán lớp 5. 
 	2. Nguyên nhân của thực trạng
 	2.1/ Giáo viên.
 	- Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến dạy cá thể hóa đối tượng học sinh.
 	- Phương pháp dạy học còn chung chung, chưa chú trọng đến đối tượng học sinh chưa hoàn thành; có kế hoạch phụ đạo kèm những học sinh chưa hoàn thành nhưng các em lại không đi học phụ đạo thường xuyên nghỉ học dẫn đến không kèm cho những học sinh này được.
 	2.2/ Học sinh.
 	- Chưa có động cơ học: Đa số các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “ học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì.
 	 - Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy r

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_chua_hoan_thanh_hoc_tot_mon_toa.doc